Luật Tín Minh nhận làm thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế trọn gói (bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích) - bàn giao tận nơi, đúng hạn.
I. Bằng sáng chế là gì?
Bằng sáng chế (hay còn được gọi với tên tiếng Anh là patent) được hiểu là 1 loại văn bằng bảo hộ mà tổ chức/cá nhân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận quyền sở hữu đối với sáng chế được đăng ký. Qua đó, giúp sáng chế của tổ chức/cá nhân được bảo vệ khỏi tình trạng bị sử dụng trái phép, bị sao chép.
Bằng sáng chế được chia làm 2 loại:
- Bằng độc quyền sáng chế.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Luật Tín Minh nhận tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế trọn gói, bao gồm các đầu mục công việc như sau:
- Tra cứu khả năng đăng ký sáng chế và đưa ra kết luận, tư vấn phù hợp cho trường hợp của khách hàng.
- Tư vấn điều kiện, quy trình thực hiện cùng các quy định có liên quan đến đăng ký sáng chế khác.
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các thông tin cần thiết có liên quan.
- Hỗ trợ khách hàng trong việc viết bản mô tả sáng chế.
- Thay khách hàng soạn thảo bộ hồ sơ, các văn bản, biểu mẫu liên quan đến việc đăng ký bằng sáng chế và trình khách hàng ký tận nơi.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký sáng chế đến Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT).
- Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký sáng chế và xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
- Nhận văn bằng bảo hộ sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ và bàn giao tận nơi cho khách hàng.
- Cập nhật ngày hiệu lực bằng sáng chế của khách hàng vào hệ thống lưu trữ dữ liệu của Luật Tín Minh, kịp thời nhắc nhở khách hàng thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng.
Tùy từng trường hợp hồ sơ, tính phức tạp của trường hợp đăng ký sáng chế mà phí dịch vụ và thời gian đăng ký sáng chế tại Luật Tín Minh sẽ khác nhau. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline để được hỗ trợ vấn và báo giá nhanh chóng, chính xác cho trường hợp của bạn.
III. Hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam
1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bằng sáng chế tại Việt Nam
1. Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ sáng chế ở Việt Nam
Để tra cứu khả năng bảo hộ sáng chế của mình, bạn có thể tiến hành tra cứu qua 2 cổng dữ liệu sau đây:
- IP Lib: Cơ sở dữ liệu sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam NOIP xây dựng.
- Google patent: Cơ sở dữ liệu của Google, thông tin và ứng dụng bằng sáng chế toàn cầu được lưu trữ tại đây.
Tuy nhiên, thực tế việc tra cứu khả năng bảo hộ sáng chế khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện. Trường hợp gặp khó khăn tại bước này, bạn có thể liên hệ Luật Tín Minh để được hỗ trợ tra cứu. Điều này sẽ đảm bảo thông tin tra cứu được chính xác và chuyên sâu.
2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam theo đúng quy định
Căn cứ Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022) và Nghị định 65/2023/NĐ-CP, bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm các tờ khai, văn bản sau:
- Tờ khai đăng ký sáng chế.
- Bản mô tả sáng chế (gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế).
- Bản tóm tắt sáng chế.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu bạn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên).
- Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế (đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen).
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác).
- Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ sáng chế.
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp đơn).
⤓ Tải mẫu miễn phí: Tờ khai đăng ký sáng chế.
Lưu ý:
Phần mô tả sáng chế trong bản mô tả sáng chế phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2025:
a) Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
b) Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
c) Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
3. Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bằng sáng chế
Có 3 cách nộp hồ sơ đăng ký sáng chế mà bạn có thể thực hiện:
- Cách 1: Nộp hồ sơ bằng đường bưu điện VNPost.
- Cách 2: Nộp ở Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục SHTT.
- Cách 3: Nộp trực tiếp tại Cục SHTT ở Hà Nội hoặc tại 2 văn phòng đại diện của Cục SHTT ở Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Dưới đây là thông tin tham khảo về địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký sáng chế trực tiếp:
- Trụ sở Cục sở hữu trí tuệ: Số 386 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
- VPĐD Cục SHTT tại TP. HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, Số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1, TP. HCM.
- VPĐD Cục SHTT tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
4. Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Tính từ khi tiếp nhận đơn, trong thời hạn 1 tháng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế và trả kết quả như sau:
- Nếu đơn hợp lệ: Ra thông báo chấp thuận đơn đăng ký sáng chế.
- Nếu đơn chưa hợp lệ: Ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn có nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu chỉnh sửa. Trong vòng 2 tháng, nếu hồ sơ không được bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu thì Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối nhận đơn.
Trong trường hợp, chủ sở hữu không có ý kiến, không sửa chữa các thiếu sót, sữa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu hoặc gửi ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ có thể đưa ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
5. Bước 5: Công bố đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Sau khi đơn đăng ký sáng chế được thông báo hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục SHTT.
Thời gian công bố đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được quy định như sau:
- Công bố đơn đăng ký sáng chế vào tháng thứ 19, tính từ ngày từ ngày ưu tiên (nếu được hưởng quyền ưu tiên) hoặc từ ngày nộp đơn (nếu không được hưởng quyền ưu tiên).
- Công bố đơn đăng ký sáng chế trong vòng 2 tháng, tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
6. Bước 6: Thẩm định nội dung của đơn đăng ký sáng chế.
Việc thẩm định nội dung của đơn đăng ký sáng chế được thực hiện trong trường hợp đơn đã được công nhận hợp lệ và có yêu cầu thẩm định nội dung theo quy định. Điều này nhằm mục đích:
- Đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn đăng ký sáng chế theo các điều kiện bảo hộ như:
- Tính mới.
- Trình độ sáng tạo.
- Khả năng áp dụng công nghiệp.
- Xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn mà Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn tối đa 18 tháng, tính từ thời điểm có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc từ thời điểm Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký.
Lưu ý:
- Đơn sẽ được coi như bị rút bỏ nếu chủ đơn không có yêu cầu thẩm định nội dung.
- Thời hạn để chủ sở hữu yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ sáng chế là:
- 42 tháng, tính từ thời điểm nộp đơn (đối với bằng độc quyền sáng chế).
- 36 tháng, tính từ thời điểm nộp đơn (đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích).
⤓ Tải mẫu miễn phí: Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế.
7. Bước 7: Cấp bằng sáng chế
Sau khi hoàn thành thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành:
- Cấp văn bằng bảo hộ sáng chế: Trường hợp sáng chế đảm bảo được các yêu cầu về bảo hộ, việc nộp lệ phí đã được người nộp đơn thực hiện đầy đủ.
- Ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ sáng chế: Trường hợp sáng chế chưa đảm bảo đủ các điều kiện để được bảo hộ.
Căn cứ quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn:
- 20 năm kể từ ngày nộp đơn: Đối với bằng độc quyền sáng chế.
- 10 năm kể từ ngày nộp: Đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Nếu muốn duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ sau khi thời hạn trên kết thúc, bạn cần nộp phí, lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng là 100.000 đồng.
V. Chi phí đăng ký bằng sáng chế
Căn cứ vào quy định ở Thông tư 263/2016/TT-BTC, các khoản phí, lệ phí người nộp đơn đăng ký sáng chế cần nộp bao gồm:
STT
|
Danh mục phí, lệ phí đăng ký sáng chế
|
Mức thu phí, lệ phí đăng ký sáng chế
|
1
|
Lệ phí nộp đơn đăng ký bản quyền sáng chế
|
150.000 đồng/đơn
|
2
|
Phí thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế
|
180.000 đồng/yêu cầu
|
3
|
Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế
|
720.000 đồng/yêu cầu
|
4
|
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
|
600.000 đồng/yêu cầu/đơn
|
5
|
Phí tra cứu thông tin để hỗ trợ việc thẩm định
|
600.000 đồng/yêu cầu
|
6
|
Phí phân loại quốc tế về sáng chế
|
100.00 đồng/phân nhóm (**)
|
7
|
Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
|
120.000 đồng/yêu cầu (từ yêu cầu thứ 2 trở đi nộp thêm: 100.000 đồng/yêu cầu)
|
8
|
Phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ
|
120.000 đồng/hình (từ hình thứ 2 trở đi nộp thêm: 60.000 đồng/hình)
|
9
|
Phí công bố thông tin về sáng chế
|
120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi nộp thêm: 60.000 đồng/hình, từ trang thứ 7 trở đi nộp thêm 10.000 đồng/trang)
|
10
|
Phí đăng bạ thông tin về việc cấp văn bằng bảo hộ
|
120.000 đồng.
|
VI. Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký sáng chế
1. Phí đăng ký sáng chế tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?
Tùy từng trường hợp hồ sơ, tính phức tạp của thủ tục đăng ký sáng chế mà phí dịch vụ đăng ký bằng sáng chế tại Luật Tín Minh sẽ khác nhau. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ vấn và báo giá nhanh chóng, chính xác cho trường hợp của bạn.
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký sáng chế.
2. Bằng sáng chế là gì?
Bằng sáng chế được hiểu là 1 loại văn bằng bảo hộ mà tổ chức/cá nhân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận quyền sở hữu đối với sáng chế được đăng ký. Qua đó, giúp sáng chế của tổ chức/cá nhân được bảo vệ khỏi tình trạng bị sử dụng trái phép, bị sao chép.
2. Thời hạn bảo hộ độc quyền sáng chế là bao lâu?
Thời hạn bảo hộ độc quyền sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
➣ Xem chi tiết: Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế.
3. Quy trình đăng ký sáng chế được thực hiện như thế nào?
Quy trình đăng ký bằng sáng chế được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Bước 1: Tra cứu khả năng bảo hộ sáng chế.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế theo đúng quy định.
- Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế đến Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 4: Thẩm định về hình thức đơn đăng ký sáng chế.
- Bước 5: Công bố đơn đăng ký sáng chế.
- Bước 6: Thẩm định về nội dung đơn đăng ký sáng chế
- Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ sáng chế.
➣ Xem chi tiết: Cách đăng ký sáng chế.
4. Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đăng ký sáng chế được quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi Khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022) và Nghị định 65/2023/NĐ-CP, bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế (mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
- Bản mô tả sáng chế (gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế).
- Bản tóm tắt sáng chế.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu bạn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên).
- Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế (đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen).
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác).
- Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ sáng chế.
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp đơn).
➣ Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế.
5. Đăng ký bằng sáng chế ở đâu?
Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại 1 trong 3 địa chỉ sau:
- Trụ sở Cục sở hữu trí tuệ: Số 386 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
- VPĐD Cục SHTT tại TP. HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, Số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1, TP. HCM.
- VPĐD Cục SHTT tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
Hoặc bạn cũng có thể nộp hồ sơ đăng ký sáng chế online tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục SHTT hay nộp qua đường bưu điện.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.