Luật Tín Minh

Dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ - Giá tốt

Dịch vụ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, vận tải hành khách/hàng hóa giá tốt nhất thị trường, thời gian hoàn thành nhanh, chỉ 5 ngày làm việc.

I. Dịch vụ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Luật Tín Minh

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô là một loại giấy phép con do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho cá nhân/tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải hành khách hoặc vận tải hàng hóa. 

Luật Tín Minh sở hữu đội ngũ Luật sư có chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Bởi vậy, chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ xin cấp mới, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trọn gói chuyên nghiệp, hoàn thành nhanh chóng trong mọi trường hợp.

1. Báo giá và thời gian hoàn thành dịch vụ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải Luật Tín Minh 

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của khách hàng mà chi phí dịch vụ và thời gian bàn giao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Luật Tín Minh sẽ khác nhau. Chúng tôi cam kết:

  • Báo giá dịch vụ rõ ràng, cam kết không phát sinh thêm.
  • Giá dịch vụ được thể hiện minh bạch trong hợp đồng dịch vụ.
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng, chỉ từ 5 ngày làm việc.

Để được tư vấn cụ thể và nhận báo giá chính xác nhất, bạn vui lòng liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379.

2. Các gói dịch vụ Giấy phép kinh doanh vận tải cá nhân, tổ chức tại Luật Tín Minh 

Các gói dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Luật Tín Minh bao gồm:

  • Xin cấp mới Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô đối với trường hợp:
    • Bị mất.
    • Bị hỏng.
    • Thay đổi nội dung trên giấy phép.

3. Phạm vi công việc của Luật Tín Minh trong các gói dịch vụ

  • Tư vấn chi tiết thông tin dịch vụ đối với từng trường hợp cụ thể.
  • Báo giá dịch vụ rõ ràng đối với trường hợp của khách hàng.
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Chịu trách nhiệm chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định (hỗ trợ công chứng và trình ký hồ sơ tận nơi miễn phí).
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
  • Nhận kết quả và bàn giao tận nơi theo yêu cầu (miễn phí giao nhận).

4. Thông tin khách hàng cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ tại Luật Tín Minh

Khi sử dụng dịch vụ tại Luật Tín Minh, khách hàng chỉ cần cung cấp 2 thông tin sau:

  • Giấy phép kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải.
  • Bản sao văn bằng/chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

Lưu ý: 

Trước khi xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa, cá nhân/tổ chức cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập hợp tác xã theo quy định của pháp luật).

Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bạn có thể tham khảo dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh tại Luật Tín Minh - Chi phí tiết kiệm, hoàn thành sau 3 ngày.

 Xem chi tiết:  Dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói.

II. Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cá nhân, tổ chức

1. Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy trình xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô bao gồm 3 bước sau:

➣ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, thành phần hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhau được quy định tại Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.

➣ Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn bên trên, bạn nộp tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (nơi doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hợp tác xã đặt trụ sở).

Bạn có thể nộp hồ sơ bằng 1 trong 2 cách: 

  • Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.
  • Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của Sở Giao thông vận tải.

➣ Bước 3: Sở Giao thông vận tải xét duyệt hồ sơ và trả kết quả.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải sẽ thẩm định hồ sơ và trả kết quả:

  • Cơ sở đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ ⟶ Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
  • Cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ ⟶ Không cấp giấy phép, gửi thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

Lưu ý: 

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải sẽ gửi thông báo bằng văn bản, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

2. Thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách

Trước đây, theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô có thời hạn 7 năm. Cá nhân/tổ chức có thể gia hạn Giấy phép kinh doanh vận tải hết hạn.

Tuy nhiên, Nghị định 86/2014/NĐ-CP đã hết hiệu lực vào ngày 1/4/2020 và được thay thế bằng Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cụ thể:

  • Không quy định về thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. 
  • Không quy định về việc gia hạn Giấy phép kinh doanh vận tải hết hạn.

Tóm lại, cá nhân/tổ chức kinh doanh vận tải không phải thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải cho đến khi giấy phép hết hiệu lực hoặc đến thời điểm thực hiện cấp lại.

3. 5 lưu ý sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đường bộ

  • Đối với cơ sở kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo loại hình tuyến cố định ⟶ Cần tiến hành thủ tục đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Tiến hành lắp đặt camera giám sát hành trình cho các phương tiện vận tải hành khách/hàng hóa và xin cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Cơ sở kinh doanh vận tải hành khách/hàng hóa được phép bán vé tại địa điểm đăng ký kinh doanh ngay sau khi nhận được Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
  • Cơ sở kinh doanh vận tải được phép thành lập chi nhánh tại các tỉnh/thành khác thuộc tuyến khai thác cố định ⟶ Trường hợp này cá nhân/tổ chức cần tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh hoặc thành lập văn phòng đại diện theo quy định.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh vận tải hàng hóa các loại như: siêu trọng, siêu trường, có tính chất nguy hiểm, chứa các chất gây tổn hại sức khỏe và tính mạng con người, động vật… ⟶ Cần có các loại giấy phép vận chuyển, giấy phép lưu hành theo quy định của pháp luật. 

III. Câu hỏi thường gặp về dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

1. Làm Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Luật Tín Minh bao nhiêu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ cần chi trả một khoản chi phí khác nhau để sở hữu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. 

Liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được tư vấn thông tin chi tiết và nhận báo giá dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô nhanh chóng, chính xác.

➣ Xem chi tiết: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải - Nhanh chóng, tiết kiệm.

2. Luật Tín Minh làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mấy ngày có?

Trong vòng từ 5 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đầy đủ thông tin từ khách hàng Luật Tín Minh sẽ hoàn tất dịch vụ và bàn giao giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tận nơi theo yêu cầu. 

Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, thời gian hoàn thành có thể kéo dài lâu hơn, Luật Tín Minh sẽ báo khách hàng trước khi tiến hành dịch vụ.

3. Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần xin giấy phép không?

Có. Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, trước khi hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa cá nhân/tổ chức cần xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

4. Kinh doanh vận tải hành khách có cần xin giấy phép không?

Có. Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: đơn vị kinh doanh vận tải hành khách cần tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

5. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô ở đâu?

Cá nhân/tổ chức đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Sở Giao thông vận tải tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

6. Kinh doanh vận tải bằng ô tô không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải nhưng không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô như sau:

  • Đối với cá nhân: Từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng.
  • Đối với tổ chức: Từ 14.000.000 - 20.000.000 đồng.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!