
Dịch vụ đăng ký chứng chỉ, giấy phép lưu hành sản phẩm tự do CFS hoàn thành trong vòng 5 ngày. Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép CFS
Giấy chứng nhận lưu hành tự do hay giấy phép lưu hành tự do, giấy phép lưu hành sản phẩm có tên tiếng Anh là Certificate of Free Sale, viết tắt là CFS. Đây là một văn bản chứng nhận các sản phẩm, hàng hóa được phép sản xuất, lưu hành tự do trên thị trường của nước xuất khẩu.
Giấy chứng nhận CFS do cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho các thương nhân xuất khẩu hàng hóa theo quy định. Chẳng hạn, mỹ phẩm được cấp giấy chứng nhận CFS Việt Nam thì sẽ được sản xuất và lưu hành tại Việt Nam.
—
Nếu doanh nghiệp cần xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do nhưng chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan, chưa biết cách thực hiện như thế nào, hồ sơ cần chuẩn bị ra sao, cơ quan nào cấp CFS… Thì có thể tham khảo dịch vụ làm giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS tại Luật Tín Minh.
Với đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn giỏi, am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm lâu năm trong việc hỗ trợ xin cấp giấy phép CFS, Luật Tín Minh tự tin có thể hỗ trợ khách hàng xin CFS thành công trong mọi trường hợp. Bạn hãy tham khảo chi tiết dịch vụ ngay sau đây!
II. Dịch vụ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS tại Luật Tín Minh
1. Báo giá và thời gian Luật Tín Minh hoàn thành dịch vụ
Luật Tín Minh cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do CFS đối với các sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu, trừ các sản phẩm thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Y tế.
Tùy vào sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp khách hàng cần đăng ký lưu hành mà chi phí dịch vụ xin cấp CFS tại Luật Tín Minh sẽ khác nhau.
Thời gian hoàn thành dịch vụ là từ 5 ngày làm việc (thời gian thực tế sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp khách hàng cụ thể).
Bạn hãy liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để được tư vấn cụ thể và nhận báo giá dịch vụ chi tiết nhất.
2. Phạm vi công việc Luật Tín Minh thực hiện khi cung cấp dịch vụ
Chi tiết công việc Luật Tín Minh thực hiện khi cung cấp dịch vụ xin cấp CFS:
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ sản phẩm khách hàng dự định xin cấp CFS.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến xin cấp CFS: điều kiện, hồ sơ, thủ tục…
- Thay mặt khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp CFS (có hỗ trợ công chứng giấy tờ và trình ký tận nơi).
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp CFS:
- Nộp hồ sơ và lệ phí xin cấp CFS.
- Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có).
- Nhận giấy phép CFS.
- Bàn giao giấy phép CFS tận nơi cho khách hàng (miễn phí).
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý khác cho khách hàng.
3. Thông tin khách hàng cần cung cấp cho Luật Tín Minh
Khi sử dụng dịch vụ xin cấp CFS tại Luật Tín Minh, khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đầu tư.
- Danh mục cơ sở sản xuất của doanh nghiệp (nếu có).
- Mẫu mã và nhãn của sản phẩm, hàng hóa cần xin CFS.
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, hàng hóa cần xin CFS.
- Các loại giấy chứng nhận khác: phiếu kiểm nghiệm sản phẩm hoặc chứng nhận ISO cơ sở sản xuất (tùy vào sản phẩm, hàng hóa cần xin CFS)...
4. Luật Tín Minh cam kết khi cung cấp dịch vụ
Luật Tín Minh cam kết với khách hàng khi sử dụng dịch vụ xin cấp CFS:
- Báo giá dịch vụ trọn gói, không phát sinh phụ phí khác.
- Ký hợp đồng dịch vụ minh bạch.
- Bảo mật thông tin khách hàng.
- Chịu trách nhiệm 100% đối với những công việc, giấy tờ mà Luật Tín Minh thực hiện.

Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do hãy liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để được luật sư của chúng tôi giải đáp trong thời gian sớm nhất.
1. Sản phẩm nào cần đăng ký lưu hành tự do?
Không phải hàng hóa xuất khẩu nào cũng cần xin cấp chứng chỉ CFS. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam cần đăng ký lưu hành sản phẩm trong 2 trường hợp sau:
- Các mặt hàng do doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp CFS.
- Các loại hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Doanh nghiệp có thể tham khảo danh mục các sản phẩm cần đăng ký lưu hành tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Theo đó, một số sản phẩm hàng hóa cần đăng ký lưu hành như:
- Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp như: thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống các loại, mỹ phẩm…
- Các sản phẩm thuộc lĩnh vực Y tế như: thiết bị y tế, thuốc, hóa chất dùng trong Y tế…
- Các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp như: vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, giống vật nuôi, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, thiết bị, dụng cụ, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp…
- …
2. Hồ sơ đăng ký đăng ký lưu hành sản phẩm
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp CFS bao gồm:
STT
|
Danh mục hồ sơ
|
Ghi chú
|
1
|
Văn bản đề nghị cấp CFS có nêu rõ các thông tin sản phẩm như: tên, mã hàng hóa, số hiệu tiêu chuẩn, số đăng ký/số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, thành phần và hàm lượng các chất, nước nhập khẩu.
|
1 bản tiếng Việt + 1 bản tiếng Anh.
|
2
|
Giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
|
1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
|
3
|
Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có).
|
1 bản chính.
|
4
|
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn/bao bì hoặc các tài liệu khác kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
|
1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
|
⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin cấp CFS.
3. Thời gian làm giấy phép lưu hành sản phẩm
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thời hạn cấp CFS là không quá 3 ngày làm việc, kể từ thời điểm cơ quan chức năng nhận được hồ sơ hợp lệ.
Tuy nhiên, thời gian xử lý hồ sơ của cơ quan chức năng có thể kéo dài hơn tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Tùy vào sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đăng ký xin cấp CFS mà cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép sẽ khác nhau, được quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Bộ Y tế cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa như:
- Thuốc, thiết bị y tế, hóa chất sử dụng trong ngành Y tế.
- Mỹ phẩm.
- Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng…
- Nước sinh hoạt, nước uống, nước khoáng thiên nhiên.
- Thuốc lá điếu…
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
- Sản phẩm, hàng hóa sử dụng trong trồng trọt: giống cây trồng, phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ trồng trọt, thu hoạch, chế biến nông sản, lâm sản…
- Sản phẩm, hàng hóa sử dụng trong chăn nuôi: giống vật nuôi, gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, thuốc bảo vệ động vật…
- Sản phẩm, hàng hóa sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: giống thủy sản, thức ăn thủy sản, chất bổ sung vào thức ăn thủy sản, hóa chất xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản…
- Sản phẩm chế biến, bảo quản, vận chuyển trong nông, lâm, thủy sản và muối.
- Bộ Giao thông vận tải cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
- Các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng trong ngành giao thông vận tải.
- Các phương tiện, thiết bị khai thác, thăm dò, vận chuyển trên biển.
- Máy móc và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
- Bộ Xây dựng cấp CFS cho sản phẩm, hàng hóa là vật liệu xây dựng.
- Bộ Công thương cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
- Các loại hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.
- Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương.
- Các sản phẩm công nghiệp thực phẩm, chế biến, tiêu dùng.
- Các sản phẩm hàng hóa không thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ ngành khác.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
- Các phương tiện dùng để bảo vệ người lao động.
- Sản phẩm có yêu cầu nghiêm ngặt về đảm bảo an toàn lao động.
- Vật tư, máy móc, thiết bị có tính đặc thù về an toàn lao động theo quy định.
- Bộ Thông tin và Truyền thông cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
- Sản phẩm xuất bản, báo chí, bưu chính, chuyển phát.
- Sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông…
- Các loại thiết bị viễn thông, thu, thu phát sóng vô tuyến điện.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp CFS cho các sản phẩm bao gồm:
- Tài nguyên và khoáng sản.
- Đo đạc bản đồ.
- Bộ Giáo dục và đào tạo cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
- Sách giáo khoa, giáo trình, các loại tài liệu khác.
- Các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong công tác giáo dục và đào tạo.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp CFS cho các sản phẩm bao gồm:
- Các sản phẩm văn hóa.
- Trang thiết bị sử dụng trong luyện tập và thi đấu thể thao.
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp CFS cho các thiết bị chuyên dụng cho ngân hàng.
- Bộ Quốc phòng cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng bí mật quốc gia bao gồm:
- Phương tiện và thiết bị quân sự.
- Các loại vũ khí, đạn dược.
- Các sản phẩm phục vụ quốc phòng và công trình quốc phòng…
- Bộ Công an cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng bí mật quốc gia bao gồm:
- Trang thiết bị phục vụ trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
- Trang thiết bị kỹ thuật, các loại vũ khí, khí tài, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
- Các sản phẩm sử dụng cho lực lượng công an nhân dân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an.
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp CFS cho các sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
- Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân.
- Phương tiện, dụng cụ đo lường các sản phẩm hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Quy trình xin cấp giấy phép CFS
Trình tự thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm bao gồm 3 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp CFS như Luật Tín Minh chia sẻ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp CFS phù hợp.
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách nộp hồ sơ sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.
- Cách 2: Gửi hồ sơ qua bưu chính.
Bước 3: Cơ quan chức năng kiểm tra hồ sơ và trả kết quả.
Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan chức năng sẽ trả kết quả:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: cấp giấy chứng nhận CFS
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: thông báo và hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.
➣ Xem chi tiết: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do.
IV. Các câu hỏi thường gặp khi xin giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
1. Giấy chứng nhận CFS là gì?
CFS là giấy chứng nhận, chứng chỉ do cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho các thương nhân xuất khẩu với mục đích cho phép các sản phẩm, hàng hóa của thương nhân được phép lưu hành trên thị trường nước sở tại.
➣ Xem chi tiết: Giấy CFS là gì?
2. Phí dịch vụ làm giấy CFS tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?
Phí dịch vụ làm giấy CFS tại Luật Tín Minh sẽ bao gồm: lệ phí nộp cho nhà nước và phí dịch vụ tại Luật Tín Minh.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà tổng chi phí dịch vụ làm CFS sẽ khác nhau, bạn có thể liên hệ Luật Tín Minh theo số hotline 0983.081.379 để được tư vấn và nhận báo giá dịch vụ tốt nhất.
3. Làm giấy phép lưu hành tự do (CFS) tại Luật Tín Minh bao nhiêu ngày hoàn thành?
Thời gian Luật Tín Minh hoàn thành dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là từ 5 ngày làm việc tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Bạn có thể liên hệ Luật Tín Minh để được tư vấn về thời gian hoàn thành dịch vụ sớm nhất.
4. Xin giấy CFS cần những giấy tờ gì?
Để xin cấp CFS bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp CFS (ghi rõ đầy đủ thông tin về sản phẩm, hàng hóa theo quy định).
- Giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp như: giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Danh mục các cơ sở sản xuất.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện theo quy định.
➣ Xem chi tiết: Hồ sơ xin cấp CFS.
5. Thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm như thế nào?
Quy trình xin cấp CFS bao gồm 3 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp CFS.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp CFS theo quy định.
- Bước 3: Chờ cơ quan chức năng xét duyệt hồ sơ và nhận kết quả.
➣ Xem chi tiết: Thủ tục xin cấp CFS.
6. Giấy chứng nhận CFS do cơ quan nào cấp?
Tùy vào sản phẩm, hàng hóa xin cấp giấy chứng nhận lưu hành mà bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền khác nhau theo quy định tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP như: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ…
➣Tham khảo chi tiết: Cơ quan cấp CFS.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.