Luật Tín Minh

Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp fdi

FDI là viết tắt của từ gì, đặc điểm của doanh nghiệp FDI là gì? Tìm hiểu chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI (công ty có vốn đầu tư nước ngoài).

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 02/08/2014.
  • Nghị định 57/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 17/04/2018.
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/09/2016.

II. FDI là viết tắt của từ gì? Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI là tên viết tắt của Foreign Direct Investment (đầu tư trực tiếp nước ngoài) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Xét theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam thì FDI là một một động mà trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mang phần vốn đầu tư của mình vào Việt Nam và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

Dựa vào thuật ngữ trên và quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì doanh nghiệp FDI được hiểu là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, doanh nghiệp FDI do các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập tại một quốc gia khác không nằm trong phạm vi lãnh thổ và quyền quản lý hoạt động của nước có nhà đầu tư.

Doanh nghiệp FDI hiện được chia làm 2 loại:

  • Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%.
  • Doanh nghiệp vốn nước ngoài liên doanh với các tổ chức Việt Nam.

Một số doanh nghiệp FDI quen thuộc, thu hút nhiều lao động bình dân đến lao động cao cấp tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH nước giải khát Coca cola Việt Nam, Công ty TNHH HanSung HaRam Việt Nam… Những doanh nghiệp FDI này đều có nhiều nhà máy, chi nhánh trên nhiều tỉnh, thành toàn quốc, cung cấp việc làm cho hàng chục ngàn lao động Việt Nam và có đóng góp vào sự thay đổi nền kinh tế quốc gia theo hướng tích cực.

III. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI - doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp FDI có một số đặc điểm sau:

Về hình thức đầu tư:

Để thành lập doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài phải lựa chọn một trong các hình thức đầu tư sau:

  • Thành lập doanh nghiệp có từ 1% - 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty 100% vốn Việt Nam.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC (hợp đồng hợp tác kinh doanh).
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Về hình thức doanh nghiệp hoạt động:

Tương tự doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng phải lựa chọn 1 trong 4 loại hình/hình thức sau để hoạt động kinh doanh:

  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Về mục đích hoạt động:

  • Mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp FDI là tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đến nơi được đầu tư.
  • Thiết lập quyền quản lý và quyền sở hữu đối với các nguồn vốn đã được đầu tư.
  • Mở rộng thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
  • Thể hiện quyền chuyển giao kỹ thuật, công nghệ của nhà đầu tư với nước bản địa.
  • Luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế.

IV. Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Để thành lập công ty FDI tại Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng 4 điều kiện sau:

1. Được thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện đầu tiên để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là phải có tối thiểu một nhà đầu tư nước ngoài đứng ra thành lập hoặc góp vốn.

Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, cá nhân, tổ chức được ghi nhận là nhà đầu tư nước ngoài nếu:

  • Có quốc tịch nước ngoài: Nếu là cá nhân.
  • Được thành lập theo pháp luật nước ngoài: Nếu là tổ chức. 

2. Không kinh doanh những ngành, nghề bị pháp luật cấm

Để được phép hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp FDI không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Điều kiện này không chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp FDI mà còn áp dụng với tất các các hình thức đầu tư doanh nghiệp khác tại Việt Nam. 

Chi tiết các ngành, nghề bị cấm kinh doanh gồm:

  • Kinh doanh mại dâm.
  • Kinh doanh pháo nổ.
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
  • Kinh doanh các chất ma túy.
  • Kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật.
  • Kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia.
  • Kinh doanh các loại khoáng vật, hóa chất.
  • Mua, bán người, bào thai, xác, mô, bộ phận cơ thể người.
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã, các loại động vật và thực vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên. 

3. Có dự án và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020:

Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Như vậy, muốn thành lập công ty FDI tại Việt Nam, trước tiên nhà đầu tư cần có dự án đầu tư tại Việt Nam và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hợp pháp.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020 như bảng dưới đây, tuỳ thuộc vào nội dung dự án mà nhà đầu tư nước ngoài chọn nơi nộp hồ sơ phù hợp:

Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp

Dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Dự án đầu tư ngoài khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp.

Hoặc nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án nếu:

  • Dự án đầu tư được thực hiện tại 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
  • Dự án đầu tư được thực hiện ở cả trong và ngoài khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp.
  • Dự án đầu tư tại khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp chưa có Ban quản lý khu hoặc đã có những không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu. 

4. Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI

Khi đã thực hiện đầy đủ ba bước trên, nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài.

Cụ thể, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp FDI đặt trụ sở chính.

2 cách mà nhà đầu tư có thể lựa chọn để thành lập công ty FDI:

  • Cách 1: Đầu tư trực tiếp (tức thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) (1). 
  • Cách 2: Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam (tức thành lập công ty theo hình thức chuyển nhượng) (2).

Trong đó:

➧ Quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm 2 thủ tục pháp lý sau:

➧ Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức chuyển nhượng bao gồm 2 thủ tục pháp lý sau:

  • Thủ tục xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thủ tục thay đổi thành viên/cổ đông trong công ty Việt Nam.

Để biết chi tiết về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài, bạn tham khảo bài viết: 

➣ Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất phức tạp. Vì thế, nếu doanh nghiệp muốn đơn giản hóa quy trình thành lập, rút ngắn thời gian nhận các loại giấy chứng nhận cần thiết để nhanh chóng đưa doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động hợp pháp, có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty có vốn nước ngoài trọn gói tại Luật Tín Minh, cụ thể:

Hình thức thành lập

Trọn gói chi phí

Thời gian hoàn thành

Hình thức đầu tư trực tiếp

30.000.000 đồng

20 - 25 ngày làm việc

Hình thức chuyển nhượng

- Hà Nội: 23.000.000 đồng.

- TP. HCM: 15.000.000 đồng.

- Hà Nội: 25 - 30 ngày.

- TP. HCM: 30 - 35 ngày.

➣ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

V. Các chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Dưới đây là các chính sách ưu đãi về thuế mà doanh nghiệp FDI nhận được khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể:

1. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Tại Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi tại Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp FDI được hưởng ưu đãi về thuế TNDN khi thực hiện dự án đầu tư mới thuộc khu vực hoặc ngành nghề được ưu đãi đầu tư.

Tùy vào dự án đầu tư cụ thể mà doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng/miễn ưu đãi thuế TNDN như sau:

  • Hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong vòng 15 năm/trong suốt thời gian hoạt động.
  • Hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm/trong suốt thời gian hoạt động.
  • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mỗi loại ưu đãi thuế TNDN sẽ được áp dụng cho những đối tượng dự án khác nhau. Vì thế, nhà đầu tư nước ngoài nên chủ động tham khảo kỹ thông tin về trường hợp của doanh nghiệp mình để xin áp dụng chính sách ưu đãi phù hợp.

2. Miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp FDI

Theo Điều 14, Điều 15 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nếu thuộc 1 trong 2 đối tượng sau:

  • Nhập khẩu các mặt hàng, hàng hoá nhập khẩu để tạo ra tài sản cố định.
  • Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện chưa được sản xuất trong nước để thực hiện dự án trong thời hạn 5 năm, tính từ ngày bắt đầu sản xuất.

3. Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế đất phi nông nghiệp

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có dự án nông nghiệp thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư, ưu đãi hay đặc biệt ưu đãi đầu tư sẽ được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất.

Chi tiết về chính sách miễn giảm được quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 57/2018/NĐ-CP.

VI. Câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp FDI, công ty có vốn đầu tư nước ngoài

1. Doanh nghiệp fdi là doanh nghiệp gì?

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự phân biệt về tỷ lệ góp vốn. Phần vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ được sử dụng để triển khai các hoạt động kinh doanh của công ty.

➣ Xem chi tiết: Doanh nghiệp FDI là gì?

2. Vốn FDI là gì?

Vốn FDI là phần tiền (vốn) được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI?

Ban Quản lý khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là hai cơ quan trực tiếp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tùy vào dự án đầu tư cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn cơ quan thẩm quyền phù hợp.

4. Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng 4 điều kiện sau:

  • Được thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài.
  • Không kinh doanh những ngành, nghề bị pháp luật cấm.
  • Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Tiến hành thành lập doanh nghiệp FDI theo quy định.

➣ Xem chi tiết: Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI.

5. Các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là gì?

Có 3 chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, gồm:

  • Ưu đãi thuế TNDN.
  • Miễn thuế nhập khẩu.
  • Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế đất phi nông nghiệp.

➣ Xem chi tiết: Chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp FDI.

6. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty FDI tại Việt Nam trong trường hợp nào?

Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam nếu thuộc 1 trong 2 đối tượng sau: cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!