Luật Tín Minh

Thủ tục thành lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức trực tiếp/chuyển nhượng. Tải hồ sơ thành lập công ty vốn nước ngoài miễn phí.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020, hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư, hiệu lực từ ngày 26/03/2021.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP, về đăng ký doanh nghiệp, hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT, quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư, hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, hiệu lực từ ngày 01/05/2021.

II. Công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân/tổ chức) là thành viên hoặc cổ đông của công ty.

Tỷ lệ vốn góp thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài có thể dao động từ 1% - 100%, theo 1 trong 5 hình thức đầu tư được quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

Điều 21. Hình thức đầu tư

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Tín Minh sẽ chia sẻ về thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài theo hình thức 2 hình thức:

  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài bằng hình thức đầu tư trực tiếp/thành lập công ty 100% vốn nước ngoài (đăng ký giấy chứng nhận đầu tư).
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam (thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức chuyển nhượng).

III. Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức trực tiếp

2 trường hợp thành lập công ty có vốn nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp:

  • Thực hiện các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài.
  • Thực hiện các dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có:
    • Vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ.
    • Đa số thành viên công ty hợp danh là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế nước ngoài.

Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm 2 thủ tục pháp lý sau:

  1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Thủ tục đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, bao gồm 3 bước sau:

➥ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung bao gồm đầy đủ các nội dung theo đúng quy định.
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác có giá trị khẳng định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với các dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, bổ sung:
    • Bản sao CCCD/hộ chiếu của nhà đầu tư.
    • Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư bằng hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, bổ sung:
    • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc Quyết định thành lập.
    • Bản sao CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của nhà đầu tư hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý: 

  • Hồ sơ đăng ký đầu tư phải được viết bằng tiếng Việt. 
  • Đối với các giấy tờ, tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và công chứng.

➥ Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) tỉnh/thành phố nơi thực hiện dự án đầu tư. 

➥ Bước 3: Sở KH&ĐT xét duyệt hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký đầu tư, Sở KH&ĐT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả như sau:

  • Hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 
  • Hồ sơ không hợp lệ: Ban hành thông báo (có nêu rõ lý do), đồng thời hướng dẫn nhà đầu tư chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

Lưu ý: 

  • Hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trên áp dụng cho các dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

2. Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo trình tự sau:

➥ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Tùy vào hình thức công ty mà doanh nghiệp lựa chọn thành lập như: công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài… mà thành phần hồ sơ thành lập công ty sẽ có sự khác biệt.

Luật Tín Minh đã có bài viết chia sẻ thông tin chi tiết về bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình công ty cụ thể kèm link tải mẫu hồ sơ miễn phí. Bạn có thể tham khảo tại đây:

Hồ sơ thành lập công ty - Đầy đủ loại hình.

 

➥ Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT hoặc nộp online thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

➥ Bước 3: Sở KH&ĐT xét duyệt hồ sơ đăng ký thành lập và trả kết quả

Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc, tính từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, Sở KH&ĐT thẩm định hồ sơ và trả kết quả như sau:

  • Nếu hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hợp lệ: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ có sai sót, không hợp lệ: Thông báo cho doanh nghiệp có nêu rõ lý do. Đồng thời, hướng dẫn doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

Như vậy, nếu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài bằng phương pháp đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp sẽ nhận được:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

IV. Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài theo hình thức chuyển nhượng

2 trường hợp thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư chuyển nhượng:

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam. Với trường hợp này, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được gọi là công ty liên doanh.
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp của các thành viên trong công ty TNHH 100% vốn Việt Nam hoặc mua cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần 100% vốn Việt Nam.

Căn cứ  Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trình tự thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua vốn góp, mua cổ phần bao gồm 2 thủ tục pháp lý: 

  1. Thủ tục xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
  2. Thủ tục thay đổi thành viên/cổ đông trong công ty Việt Nam.

1. Thủ tục xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần

Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thủ tục xin cấp văn bản xác nhận nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần trong công ty Việt Nam bao gồm 3 bước sau:

➥ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Thành phần hồ sơ xin cấp văn bản xác nhận nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện góp vốn, mua vốn góp, cổ phần bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu A.I.7 ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT.
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài:
    • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: CCCD/hộ chiếu.
    • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
  • Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và công ty Việt Nam.
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Việt Nam (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).
  • Văn bản ủy quyền và bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của người thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký đầu tư.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp.

➥ Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy xác nhận nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần tại: Phòng Đăng ký đầu tư - Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty Việt Nam nhận góp vốn, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

➥ Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư xét duyệt hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở KH&ĐT xem xét hồ sơ và cấp văn bản thông báo chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nếu nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục thay đổi thành viên/cổ đông trong công ty Việt Nam

Tùy thuộc vào nhu cầu, định hướng phát triển, công ty Việt Nam có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần/vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài. 

Sau khi thống nhất về việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, doanh nghiệp tiến hành thủ tục thay đổi thành viên/cổ đông trong công ty theo trình tự sau:

➥ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi thành viên/cổ đông trong công ty 

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp là: công ty TNHH 1 thành viên/2 thành viên trở lên, công ty cổ phần… mà thành phần bộ hồ sơ thay đổi cổ đông/thành viên công ty sẽ khác nhau.

Về cơ bản, hồ sơ thay đổi thành viên/cổ đông công ty bao gồm:

  • Thông báo nội dung thay đổi doanh nghiệp do người đại diện pháp luật ký (theo mẫu tại Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Danh sách thành viên/cổ đông (bao gồm thành viên/cổ đông mới là nhà đầu tư nước ngoài).
  • Thông báo về việc chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Quyết định về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp/cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của:
    • Chủ sở hữu công ty: Đối với công ty TNHH 1 thành viên.
    • Hội đồng thành viên: Đối với công ty TNHH 2 thành viên/công ty hợp danh.
    • Đại hội đồng cổ đông: Đối với công ty cổ phần.
  • Biên bản họp về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài của của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty.
  • Hợp đồng chuyển nhượng.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng.
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài:
    • CCCD/hộ chiếu của nhà đầu tư là cá nhân.
    • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của nhà đầu tư là tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân/tổ chức thay doanh nghiệp thực hiện thủ tục (nếu có).
  • Bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).

⤓ Tải mẫu miễn phí: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Đối với các giấy tờ, tài liệu của nhà đầu tư nước ngoài thể hiện bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và công chứng.

➥ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT 

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

➥ Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT xét duyệt hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 5 - 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Lưu ý:

  • Nếu thành lập công ty cổ phần, sau khi thực hiện bước chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài, cổ đông chuyển nhượng cần phải làm thủ tục nộp tờ khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đến cơ quan thuế quản lý. Cụ thể: Thuế TNCN phải nộp = 0,1% x Giá trị chuyển nhượng.
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn hợp tác với các công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thì bắt buộc cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

V. Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Luật Tín Minh

Qua những thông tin Luật Tín Minh vừa chia sẻ trong bài viết, có thể thấy thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phức tạp hơn nhiều so với thành lập công ty 100% vốn Việt Nam. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều thời gian, công sức để thực hiện.

Trường hợp doanh nghiệp muốn đơn giản hóa quy trình thành lập công ty cũng như rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục với chi phí phải chăng có thể tham khảo dịch vụ mở công ty vốn đầu tư nước ngoài trọn gói tại Luật Tín Minh.

➧ Tổng chi phí dịch vụ mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Luật Tín Minh là từ 15.000.000 đồng.

➧ Thời gian Luật Tín Minh triển khai dịch vụ là: Từ 20 - 30 ngày làm việc.

➧ Kết quả khách hàng nhận được: 

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với hình thức mở công ty vốn nước ngoài trực tiếp)
  • Con dấu công ty.
  • Miễn phí: 1 bảng tên công ty, 1 con dấu chức danh, 1 tài khoản ngân hàng công ty số đẹp.

➧ Luật Tín Minh cam kết:

  • Báo giá dịch vụ đảm bảo tính cạnh tranh.
  • Bảng giá dịch vụ được thể hiện chi tiết trong hợp đồng, không phát sinh thêm.
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng, bàn giao kết quả đúng hẹn.

Để được tư vấn thông tin dịch vụ mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài và nhận báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379.

Xem chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

VI. Câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

1. Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện như thế nào?

Quy trình thành lập công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức trực tiếp bao gồm 2 thủ tục sau:

  1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Thủ tục đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Xem chi tiết: Thủ tục mở công ty có vốn nước ngoài - theo hình thức trực tiếp.

2. Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức chuyển nhượng thực hiện như thế nào?

Quy trình thành lập công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức chuyển nhượng (góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần) bao gồm 2 thủ tục sau:

  1. Thủ tục xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
  2. Thủ tục thay đổi thành viên/cổ đông trong công ty Việt Nam.

Xem chi tiết: Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài - theo hình thức chuyển nhượng.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm những gì?

Thành phần bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  • Đề xuất dự án đầu tư theo đúng quy định.
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác có giá trị khẳng định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
  • Giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với các dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân/tổ chức).
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Văn bản ủy quyền và giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Xem chi tiết: Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.

4. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần bao gồm những gì?

Chi tiết bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài:
    • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: CCCD/hộ chiếu.
    • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
  • Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và công ty Việt Nam.
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Việt Nam.
  • Văn bản ủy quyền và giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký góp vốn/mua phần vốn góp/mua cổ phần.

5. Phí dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài bao nhiêu tiền?

Tổng chi phí dịch vụ thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Luật Tín Minh là từ 15.000.000 đồng, tùy thuộc vào tỉnh/thành phố công ty đặt trụ sở chính.

Xem chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty có vốn nước ngoài.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!