Tranh chấp lao động là gì? Các loại tranh chấp lao động, nguyên tắc & cách thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tập thể theo Bộ luật Lao động 2019.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019, hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
II. Tranh chấp lao động là gì? Phân loại tranh chấp lao động
1. Tranh chấp lao động là gì?
Căn cứ Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh:
- Giữa hai hoặc nhiều bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động.
- Giữa các tổ chức đại diện người lao động.
- Giữa các quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động (*).
Ghi chú:
(*) Quan hệ lao động là mối quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động và trả lương cho người lao động giữa:
- Người lao động và các tổ chức đại diện của người lao động.
- Người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
2. Các loại tranh chấp lao động
Cũng theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động được phân thành 2 loại, bao gồm:
➨ Tranh chấp lao động cá nhân - tranh chấp xảy ra giữa:
- Người lao động với người sử dụng lao động.
- Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
➨ Tranh chấp lao động tập thể bao gồm những tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích xảy ra giữa:
- Một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động.
- Một hoặc nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
III. Nguyên tắc, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Căn cứ Điều 180 Bộ luật Lao động 2019, nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định cụ thể như sau:
Điều 180. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
|
Như vậy, cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền và các bên tranh chấp lao động phải tuân thủ 5 nguyên tắc trên trong suốt quá trình giải quyết các tranh chấp lao động.
Tại Điều 187 và 191 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm:
- Hòa giải viên lao động.
- Hội đồng trọng tài lao động.
- Tòa án nhân dân (TAND).
Lưu ý:
Thẩm quyền giải quyền tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm:
- Hòa giải viên lao động.
- Hội đồng trọng tài lao động.
1. Cách thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Căn cứ Điều 188, 189 Bộ luật Lao động 2019 khi có tranh chấp lao động cá nhân xảy ra, các bên có thể áp dụng các cách thức giải quyết tranh chấp sau:
- Yêu cầu hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng hòa giải (1).
- Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (2).
- Yêu cầu TAND giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (3).
Lưu ý:
Các bên phải giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng cách thức (1) trước khi thực hiện cách thức (2) hoặc (3).
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm các bước sau:
➥ Bước 1: Tiến hành giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng thủ tục hòa giải của hòa giải viên.
Sau khi tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, hòa giải viên sẽ tiến hành thủ tục hòa giải theo trình tự sau:
- Tổ chức phiên họp hòa giải, hướng dẫn, hỗ trợ các bên tranh chấp thương lượng để giải quyết hòa giải.
- Hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
- Hòa giải viên gửi biên bản hòa giải đến các bên tranh chấp trong thời hạn 1 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải.
➞ Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải là 5 ngày, kể từ ngày hòa giải viên nhận được yêu cầu từ các bên tranh chấp.
➞ Các bên tranh chấp tiếp tục tiến hành bước 2 hoặc bước 3 trong trường hợp:
- Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải không thành.
- Một trong các bên tranh chấp không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải.
- Hết thời hạn giải quyết tranh chấp lao động mà hòa giải viên chưa thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định.
Lưu ý:
- Tranh chấp lao động cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 không cần thực hiện bước 1.
- Các bên tranh chấp chỉ được chọn tiếp tục thực hiện bước 2 hoặc bước 3, không đồng thời thực hiện cả hai bước tại cùng một thời điểm.
➥ Bước 2: Tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội động trọng tài lao động.
Tiến trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội đồng trọng tài như sau:
- Các bên tranh chấp gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đến Hội đồng trọng tài lao động.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu → Hội đồng trọng tài thành lập Ban trọng tài lao động giải quyết tranh chấp.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập Ban trọng tài lao động → Ban trọng tài lao động ra quyết định giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
➞ Các bên tranh chấp phải thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Ban trọng tài lao động.
➞ Sau khi hoàn thành bước 2, các bên tranh chấp tiếp tục thực hiện bước 3 trong trường hợp:
- Hết thời hạn 7 ngày mà Hội đồng trọng tài chưa lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp.
- Hết thời hạn 30 ngày mà Ban trọng tài lao động chưa ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động theo quy định.
- Một trong các bên tranh chấp không thực hiện đúng quyết định giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài lao động.
➥ Bước 3: Tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại TAND.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại TAND được tiến hành theo quy trình tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Căn cứ Điều 191, 192, 193 Bộ luật Lao động 2019, giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định như sau:
1. 3 cách thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Tương tự các cách thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, các bên có thể áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền sau:
- Yêu cầu hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bằng hòa giải (4).
- Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền (5).
- Yêu cầu TAND giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền (6).
Lưu ý: Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải giải quyết bằng cách thức (4) trước khi thực hiện cách thức (5) hoặc (6).
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm các bước sau:
➥ Bước 1: Tiến hành giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bằng thủ tục hòa giải của hòa giải viên.
Quy trình thực hiện tương tự thủ tục hòa giải giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như Luật Tín Minh đã chia sẻ.
➥ Bước 2: Tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động.
Quy trình thực hiện tương tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động như Luật Tín Minh đã chia sẻ.
➥ Bước 3: Tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại TAND.
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại TAND được tiến hành theo quy trình tố tụng được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
—
Lưu ý:
Đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu hòa giải viên/Hội đồng trọng tài lao động phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật → Hòa giải viên/Hội đồng trọng tài không giải quyết tranh chấp, chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 195, 196, 197 Bộ luật Lao động 2019, giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được quy định như sau:
1. Cách thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, các bên có thể giải quyết tranh chấp bằng các cách thức sau:
- Yêu cầu hòa giải viên giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bằng hòa giải (7).
- Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (8).
- Tiến hành thủ tục đình công theo đúng quy định của pháp luật (9).
Lưu ý:
Các bên phải giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bằng cách thức (7) trước khi thực hiện cách thức (8) hoặc (9).
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm các bước sau:
➥ Bước 1: Tiến hành giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bằng thủ tục hòa giải của hòa giải viên.
Nếu hòa giải không thành hoặc hòa giải viên không tiến hành thủ tục hòa giải đúng quy định → Tiến hành bước 2 hoặc bước 3 (chỉ lựa chọn 1 trong 2 bước để thực hiện, không thực hiện 2 bước tại cùng 1 thời điểm).
➥ Bước 2: Tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động.
➥ Bước 3: Tổ chức đại diện người lao động tiến hành thủ tục đình công.
Bên tranh chấp là tổ chức đại diện người lao động tiến hành thủ tục đình công theo quy định tại Điều 200, 201, 202 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
- Lấy ý kiến đình công của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động.
- Ra quyết định đình công: Nếu trên 50% người tham gia đóng góp ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công.
- Trong thời hạn ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, gửi thông báo quyết định đình công đến:
- Người sử dụng lao động.
- Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi người lao động hoạt động.
- Cơ quan phụ trách chuyên môn về lao động trực thuộc UBND cấp tỉnh.
- Đến thời điểm đình công như đã thông báo, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích → Tổ chức đình công.
VII. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tại Luật Tín Minh
Trên đây, Luật Tín Minh đã chia sẻ chi tiết các quy định pháp luật về nguyên tắc, cách thức giải quyết các loại tranh chấp lao động cá nhân và tập thể. Qua đó có thể thấy, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động rất phức tạp, đòi hỏi các bên tranh chấp phải bỏ nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu và thực hiện.
Nhằm giúp khách hàng rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, Luật Tín Minh cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động trọn gói với:
- Luật sư chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tập thể trong mọi trường hợp.
- Chi phí dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động: Phụ thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của từng vụ việc → Liên hệ tư vấn.
- Quy trình đơn giản - thời gian giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng.
➣ Xem chi tiết:
- Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động - Đối với cá nhân, tập thể.
- Dịch vụ giải quyết tranh chấp với người lao động.
—
Khách hàng vui lòng liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng và nhận báo giá dịch vụ chi tiết.
VIII. Câu hỏi thường gặp về giải quyết tranh chấp lao động tập thể, cá nhân
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động mà các bên cần tuân thủ là gì?
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019.
➣ Xem chi tiết: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.
2. Cá nhân, tổ chức, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?
Các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:
- Hòa giải viên lao động.
- Hội đồng trọng tài lao động.
- Tòa án nhân dân (TAND).
➣ Xem chi tiết: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
3. Có bao nhiêu phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?
Có 3 cách phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, cụ thể:
- Tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân.
- Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động thực hiện giải quyết tranh chấp.
- Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
Trong đó, các bên tranh chấp nên phải chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, nếu không thành mới yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án giải quyết.
➣ Xem chi tiết: Cách thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
4. Có những cách thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền nào?
Các tranh chấp lao động tập thể về quyền có thể được giải quyết bằng 3 cách thức sau:
- Tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền.
- Đề nghị Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động.
- Khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án.
➣ Xem chi tiết: Cách thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
5. Đâu là cách thức giải quyết quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
3 cách thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đúng quy định pháp luật:
- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể bằng thủ tục hòa giải của hòa giải viên.
- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể bằng Hội đồng trọng tài lao động.
- Trường hợp người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải hoặc Hội đồng trọng tài → Tổ chức đình công theo quy định.
➣ Xem chi tiết: Cách thức giải quyết quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
6. Cần tư vấn giải quyết tranh chấp lao động liên hệ đơn vị nào uy tín?
Luật Tín Minh sở hữu đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp lao động. Hiện nay, Luật Tín Minh có cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động trong mọi trường hợp nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Bạn có thể liên hệ Luật Tín Minh qua hotline để được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ.
➣ Xem chi tiết:
- Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
- Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.