
Tranh chấp tài sản thừa kế là gì? Quy định về thừa kế tài sản. Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền thừa kế.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016.
- Bộ Luật dân sự 2015 chính thức có hiệu lực kể ngày 01/01/2017.
II. Tìm hiểu về tranh chấp tài sản thừa kế
1. Tranh chấp tài sản thừa kế là gì?
Tranh chấp tài sản/di sản thừa kế là một loại tranh chấp dân sự thường gặp, xảy ra khi những người thừa kế có mâu thuẫn về quyền và lợi ích liên quan đến việc phân chia và quản lý tài sản mà người đã chết để lại.
2. Phân loại tranh chấp về thừa kế
Có thể chia tranh chấp quyền thừa kế tài sản thành 4 loại chủ yếu, gồm:
- Tranh chấp về chia di sản: Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất, xảy ra khi những người thừa kế không đồng thuận về cách thức phân chia tài sản do người chết để lại.
- Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế tài sản: Tranh chấp này xuất hiện khi có yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người.
- Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế tài sản: Loại tranh chấp này nhằm xác định một người thừa kế cụ thể không có quyền hưởng di sản.
- Tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ tài sản: Đây là loại tranh chấp thừa kế liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính (như nợ nần, các khoản phải trả...) còn tồn đọng của người chết từ chính di sản để lại.

III Quy định pháp luật về tranh chấp tài sản thừa kế
1. Chủ thể có quyền khởi kiện tranh chấp thừa kế
Theo quy định thừa kế tài sản tại Chương XXI, XXII, XXIII, XXIV của Bộ Luật dân sự 2015, thừa kế được chia thành hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Do đó, các chủ thể thuộc 2 hình thức thừa kế này đều có quyền khởi kiện trong các vụ tranh chấp thừa kế:
- Đối với thừa kế theo di chúc, những người có quyền khởi kiện là những người được người chết chỉ định hưởng di sản theo nội dung di chúc.
- Đối với thừa kế theo pháp luật (quyền thừa kế tài sản không có di chúc), chủ thể khởi kiện là những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
➣ Tham khảo: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật - Phân biệt giống, khác.
2. Thời hiệu khởi kiện về tranh chấp thừa kế
Khi khởi kiện chia quyền thừa kế tài sản, người khởi kiện cần đặc biệt lưu ý đến thời hiệu thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015:
- Thời hiệu yêu cầu chia di sản được tính từ thời điểm mở thừa kế, cụ thể:
- 30 năm đối với bất động sản.
- 10 năm đối với động sản.
➙ Quá thời hiệu, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý hoặc được xử lý theo quy định của pháp luật nếu không có người quản lý.
- Thời hiệu yêu cầu xác nhận/bác bỏ quyền thừa kế: 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản: 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền thừa kế
Theo quy định tại Điều 26, Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp quyền thừa kế tài sản sẽ được giải quyết bởi các cơ quan sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện: Phụ trách giải quyết các tranh chấp tài sản thừa kế nói chung như: tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc, tranh chấp di sản thừa kế có di chúc…
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Giải quyết các tranh chấp thừa kế phức tạp hơn, ví dụ như khi tài sản hoặc các bên liên quan ở nước ngoài.
- Tòa án nơi bị đơn cư trú: Giải quyết tranh chấp khi di sản thừa kế là động sản (ví dụ như tiền, vàng, cổ phiếu).
- Tòa án nơi có bất động sản: Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản.
1. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế
Để khởi kiện tranh chấp quyền thừa kế tài sản, bạn cần chuẩn bị hồ sơ sau:
- Đơn khởi kiện.
- Di chúc (nếu có).
- Giấy chứng tử của chủ sở hữu tài sản thừa kế.
- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người chết đối với di sản và nguồn gốc của di sản.
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người chết và người khởi kiện, ví dụ như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…
- Giấy tờ cá nhân bao gồm Căn cước công dân/hộ chiếu và giấy xác nhận thông tin cư trú của cả người khởi kiện lẫn người bị kiện.
- Các giấy tờ khác như biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã/phường, văn bản từ chối nhận di sản…(nếu có).
⤓ Tải mẫu miễn phí: Đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế.
2. Trình tự thực hiện thủ tục khởi kiện thừa kế
Để giải quyết tranh chấp quyền thừa kế tài sản, các bên liên quan cần thực hiện thủ tục khởi kiện thừa kế theo các bước sau:
- Bước 1: Bên khởi kiện nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện trực tiếp tại Tòa án, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Bước 2: Sau khi nhận và kiểm tra hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ gửi thông báo yêu cầu bên khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.
- Bước 3: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo, bên khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu. Sau đó, nộp lại biên lai cho Tòa án để xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
- Bước 4: Khi nhận được biên lai nộp án phí, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết theo đúng trình tự thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
—
Để đẩy nhanh quá trình thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế, bạn có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ tại Luật Tín Minh - Luật sư sẽ tư vấn sâu về các quy định về thừa kế cũng như trực tiếp tham gia tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.
➣ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ giải quyết tranh chấp di sản thừa kế.
V. Câu hỏi thường gặp về giải quyết tranh chấp quyền thừa kế tài sản
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế thuộc về Toà án nào?
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền thừa kế tài sản được xác định như sau:
- Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp thừa kế tài sản nói chung.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp tài sản thừa kế hoặc đương sự ở nước ngoài.
- Tòa án nơi bị đơn cư trú giải quyết tranh chấp nếu di sản thừa kế là động sản.
- Tòa án nơi có bất động sản giải quyết tranh chấp nếu di sản thừa kế là bất động sản.
2. Thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền thừa kế tài sản bao gồm những bước nào?
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền thừa kế di sản tại Tòa án có thẩm quyền.
- Bước 2: Tòa án gửi thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện tranh chấp quyền thừa kế tài sản.
- Bước 3: Người khởi kiện nhận thông báo và nộp tạm ứng án phí.
- Bước 4: Tòa án thụ lý và giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
➣ Tham khảo chi tiết: Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế.
3. Thời hiệu khởi kiện để chia tài sản thừa kế là bao lâu?
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế bao gồm hai trường hợp cụ thể:
- 10 năm đối với động sản.
- 30 năm đối với bất động sản.
Thời hiệu khởi kiện để chia tài sản thừa kế sẽ được tính từ thời điểm mở thừa kế.
4. Phân chia tài sản thừa kế không có di chúc theo hình thức nào là hợp pháp?
Nếu người để lại di sản chết không có di chúc, tài sản sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định theo thứ tự về hàng thừa kế và những người cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
5. Có thể tranh chấp quyền thừa kế khi không có di chúc hay không?
Nếu thời hiệu để khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế vẫn còn, người có quyền lợi liên quan vẫn có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế ngay cả khi không có di chúc.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.