Dịch vụ ly hôn giành quyền nuôi con khi ly hôn: giành quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương, giành quyền nuôi cả 2 con… Luật sư chuyên môn, thủ tục tối ưu.
I. Dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Luật Tín Minh
1. Gói dịch vụ ly hôn giành quyền nuôi con tại Luật Tín Minh
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn. Để giúp khách hàng giải quyết tranh chấp về quyền, nghĩa vụ nuôi con khi ly hôn một cách nhanh chóng, Luật Tín Minh hiện có cung cấp:
- Dịch vụ giành quyền nuôi con khi đơn phương ly hôn.
- Dịch vụ giành quyền nuôi con trên 3 tuổi, từ 7 tuổi trở lên.
- Dịch vụ giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn.
- Dịch vụ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn (trường hợp Tòa án đã phán quyết quyền nuôi con).
2. Chi phí, thời gian hoàn thành dịch vụ giành quyền nuôi con tại Luật Tín Minh
Tùy vào từng trường hợp, thông tin khách hàng cung cấp mà luật sư tại Luật Tín Minh mới thông báo chi tiết chi phí và thời gian hoàn thành dịch vụ tư vấn luật giành quyền nuôi con.
➨ Để được hỗ trợ nhanh chóng và báo giá chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ với luật sư Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379.
3. Thông tin khách hàng cần cung cấp khi dùng dịch vụ giành quyền nuôi con
Khách hàng tin tưởng lựa chọn dịch vụ ly hôn giành quyền nuôi con tại Luật Tín Minh chỉ cần cung cấp thông tin cơ bản sau:
➨ Bản sao có chứng thực các giấy tờ:
- Căn cước công dân/thẻ căn cước của vợ, chồng.
- Giấy chứng nhận đăng ký khai sinh của các con.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản, di sản chung.
➨ Bản chính các giấy tờ:
- Giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng.
- Giấy xác nhận thông tin cư trú của 2 vợ chồng.
➨ Tài liệu khác (nếu có): Giấy tờ chứng minh quyền nuôi con khi ly hôn có căn cứ, hợp pháp.
II. Nội dung dịch vụ ly hôn giành quyền nuôi con của Luật Tín Minh
1. Quy trình luật sư thực hiện dịch vụ giành quyền nuôi khi ly hôn tại Luật Tín Minh
Sau khi tiếp nhận yêu cầu tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương/thuận tình, luật sư tại Luật Tín Minh sẽ thực hiện quy trình như sau:
➨ Bước 1: Tiến hành tư vấn về thủ tục giành quyền nuôi con trong mọi tình huống (*) và đưa ra các phương án giải quyết khả thi.
➨ Bước 2: Hỗ trợ khách hàng trong việc thu thập tài liệu và chứng cứ cần thiết để nộp cho Tòa án để giành quyền nuôi con.
➨ Bước 3: Soạn thảo và hoàn thiện bộ hồ sơ cùng các văn bản pháp lý liên quan trong quá trình ly hôn hoặc khi tiến hành thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau phán quyết của Tòa án.
➨ Bước 4: Luật sư sẽ đại diện cho khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng, thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.
(*) Bao gồm mọi trường hợp về số lượng và độ tuổi của các con chung hoặc con riêng tại thời điểm ly hôn.
2. Đặc quyền khi sử dụng dịch vụ giành quyền nuôi con tại Luật Tín Minh
Trong suốt quá trình hỗ trợ khách hàng trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn, Luật Tín Minh cam kết:
- Tư vấn miễn phí cho khách hàng về tất cả các vấn đề pháp lý liên quan.
- Giảm thiểu tối đa số lần khách hàng phải làm việc với Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hỗ trợ công chứng các tài liệu và giấy tờ miễn phí khi có yêu cầu từ khách hàng.
- Tuyệt đối không phát sinh thêm chi phí sau khi hai bên đã ký hợp đồng dịch vụ.
- Thúc đẩy nhanh chóng thời gian giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con.
Ngoài dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn luật hôn nhân gia đình có thể tham khảo các dịch vụ trọn gói khác của Luật Tín Minh như:
- Dịch vụ tư vấn luật.
- Dịch vụ tư vấn ly hôn đơn phương.
- Dịch vụ ly hôn thuận tình.
- Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
➨ Khách hàng vui lòng liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được tư vấn luật chi tiết và báo giá nhanh chóng.
III. Tư vấn quy định về giành quyền nuôi con khi ly hôn
1. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
Để gia tăng cơ hội giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ cần đáp ứng các điều kiện về vật chất, tinh thần theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của vợ, chồng sau ly hôn.
- Nếu không đạt được thỏa thuận, phải chứng minh khả năng đảm bảo quyền lợi toàn diện cho con trước Tòa án, bao gồm:
- Điều kiện vật chất: Chứng minh khả năng cung cấp ăn, ở, sinh hoạt, học tập, có thể bằng bảng lương, giấy tờ thu nhập và các nguồn tài chính khác.
- Điều kiện tinh thần: Chứng minh có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, dành tình cảm dành cho con, cũng như khả năng tạo điều kiện vui chơi, giáo dục và phát triển nhân cách của cha mẹ.
Lưu ý:
Trẻ dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện như chia sẻ ở trên); trẻ từ 7 tuổi trở lên có quyền chọn người nuôi dưỡng.
2. Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Cha, mẹ được yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
- Việc thay đổi quyền nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:
- Cha, mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
- Người đang nuôi con không còn đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con.
- Nguyện vọng của con từ 7 tuổi trở lên phải được xem xét khi thay đổi người chăm sóc con.
- Nếu cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện nuôi con, Tòa án sẽ giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con khi có căn cứ rằng người đó không đủ điều kiện, bao gồm:
- Người thân thích.
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ.
Tóm lại, ngay cả khi cha hoặc mẹ đã được giao quyền nuôi con, việc thay đổi người nuôi con vẫn có thể xảy ra nếu có căn cứ chứng minh người đó không còn đủ điều kiện.
➣ Xem chi tiết: Thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn.
3. Quy định quyền, nghĩa vụ của cha/mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn được quy định như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải tôn trọng quyền của con sống chung với người nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom mà không bị cản trở.
Nếu việc thăm nom bị lạm dụng, người nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con.
IV. Các câu hỏi thường gặp về dịch vụ giành quyền nuôi con
1. Thời gian hoàn thành thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Luật Tín Minh?
Chi phí và thời gian hoàn thành dịch vụ tại Luật tín Minh sẽ thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu và tài liệu mà khách hàng cung cấp. Báo giá dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn sẽ được luật sư thông báo ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
➨ Khách hàng vui lòng liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được tư vấn luật chi tiết và báo giá nhanh chóng.
2. Giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ giành quyền nuôi con tại Luật Tín Minh?
Khách hàng tin tưởng lựa chọn dịch vụ ly hôn giành quyền nuôi con tại Luật Tín Minh chỉ cần cung cấp:
➨ Bản sao có chứng thực các giấy tờ:
- Căn cước công dân/thẻ căn cước của vợ, chồng.
- Giấy chứng nhận đăng ký khai sinh của các con.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản, di sản chung.
➨ Bản chính các giấy tờ:
- Giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng.
- Giấy xác nhận thông tin cư trú của 2 vợ chồng.
➨ Tài liệu khác (nếu có): Giấy tờ chứng minh quyền nuôi con khi ly hôn có căn cứ, hợp pháp.
3. Người không trực tiếp nuôi con khi ly hôn cần thực hiện nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con gồm:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải tôn trọng quyền của con sống chung với người nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom mà không bị cản trở.
4. Để được nuôi con khi ly hôn, cha mẹ cần đáp ứng các điều kiện gì?
Để gia tăng cơ hội giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ cần đáp ứng các điều kiện về vật chất, tinh thần theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Điều kiện vật chất: Chứng minh khả năng cung cấp ăn, ở, sinh hoạt, học tập, có thể bằng bảng lương, giấy tờ thu nhập và các nguồn tài chính khác.
- Điều kiện tinh thần: Chứng minh có thời gian chăm sóc, dạy dỗ, dành tình cảm dành cho con, cũng như khả năng tạo điều kiện vui chơi, giáo dục và phát triển nhân cách của cha mẹ.
5. Để thay đổi quyền nuôi con sau phán quyết của Tòa án cha, mẹ cần làm gì?
Cha, mẹ được yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
- Việc thay đổi quyền nuôi con được giải quyết khi:
- Cha, mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
- Người đang nuôi con không còn đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con.
- Nguyện vọng của con từ 7 tuổi trở lên phải được xem xét khi thay đổi người chăm sóc con…
➣ Xem chi tiết: Quy định về thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.