Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Quy định và danh mục 277 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Có ví dụ cụ thể.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư, ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà cá nhân, tổ chức kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định, vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Phụ lục IV Luật Đầu tư có quy định cụ thể danh mục 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tra cứu các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện cụ thể đối với từng ngành nghề đó trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì tổ chức, cá nhân phải đảm bảo duy trì đủ các điều kiện trên trong suốt quá trình hoạt động.
Từ ngày 01/01/2021, Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đã cập nhật danh mục 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (trước đây là 243 ngành nghề). Cụ thể bao gồm 7 nhóm điều kiện như sau:
- Danh mục 44 ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định. Ví dụ như: Kinh doanh bất động sản, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán…
- Danh mục 23 ngành, nghề yêu cầu giấy phép đủ điều kiện an ninh trật tự. Ví dụ như: Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh dịch vụ bảo vệ, kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ…
- Danh mục 73 ngành, nghề yêu cầu giấy phép kinh doanh (giấy phép con). Ví dụ như: Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ cần xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô…
- Danh mục 53 ngành, nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản cần có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản…
- Danh mục 42 ngành, nghề yêu cầu bằng cấp, trình độ chuyên môn. Ví dụ: Nhân sự của trung tâm tư vấn du học cần có trình độ đại học trở lên, có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương…
- Danh mục 41 ngành, nghề yêu cầu đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Ví dụ, đối với ngành kinh doanh trang thiết bị y tế, kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động…
- Danh mục 24 ngành, nghề yêu cầu đáp ứng các điều kiện khác.
Tùy thuộc vào mỗi ngành, nghề kinh doanh đặc thù, chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể cần đáp ứng 1 hoặc nhiều điều kiện trên cùng lúc.
➨ Ví dụ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Ngành kinh doanh trang thiết bị y tế, chủ doanh nghiệp cần đáp ứng đồng thời 3 điều kiện sau:
- Xin cấp Giấy phép kinh doanh trang thiết bị y tế (đối với trang thiết bị y tế loại B, C, D). Hoặc tiến hành thủ tục công bố tiêu chuẩn (đối với trang thiết bị y tế loại A).
- Cần có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật tốt nghiệp 1 trong các trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, chuyên ngành y, dược, hóa học, sinh học; hoặc trình độ cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên; hoặc trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.
- Đáp ứng các điều kiện về kho bảo quản và phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế.
Cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên để kinh doanh ngành nghề có điều kiện cần đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, giấy phép con, giấy chứng nhận đủ điều kiện, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các điều kiện khác… được quy định tại văn bản pháp luật hướng dẫn kinh doanh ngành nghề đó. Cụ thể:
1. Điều kiện về giấy phép con
Giấy phép kinh doanh (giấy phép con) là loại giấy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, khi đã đáp ứng được các điều kiện ràng buộc theo quy định.
Hiểu một cách đơn giản hơn, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ cho phép các công ty được thành lập, có tư cách pháp nhân, còn giấy phép con cấp phép cho doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
Ví dụ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu về giấy phép con:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, ngoài điều kiện có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bạn còn phải xin thêm giấy phép lữ hành quốc tế mới được phép kinh doanh ngành nghề này.
2. Điều kiện về chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định.
Chứng chỉ hành nghề thường sẽ yêu cầu đối với Giám đốc, người đứng đầu cơ sở kinh doanh, các cán bộ/nhân viên chuyên môn hoặc người trực tiếp thực hiện các công việc kinh doanh.
Ví dụ: Dịch vụ pháp lý là ngành nghề có điều kiện do đó người đứng đầu tổ chức cần có Chứng chỉ hành nghề Luật sư.
3. Điều kiện về vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần có khi thành lập công ty đối với một số ngành nghề có điều kiện. Khi kinh doanh các ngành nghề này, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
Thông thường điều kiện về vốn pháp định sẽ được quy định đối với các lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao và cơ sở vật chất lớn.
Chẳng hạn Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của ngành:
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm là 4 tỷ đồng Việt Nam.
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm là 8 tỷ đồng Việt Nam.
4. Phải có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh
Thông thường, cơ sở kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển để được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Ví dụ như mở nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ngoài Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì còn cần bổ sung:
V. Câu hỏi thường gặp về kinh doanh ngành nghề có điều kiện
1. Kinh doanh ngành nghề có điều kiện là gì?
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà cá nhân, tổ chức kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định, vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
➣ Xem chi tiết: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện bạn cần đáp ứng 1 hoặc 1 số điều kiện về giấy phép con, vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh.
➣ Xem chi tiết: Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
3. Có bao nhiêu ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Hiện nay, có 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (trước đây là 243 ngành nghề).
4. Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện như thế nào?
Bạn có thể tra cứu danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo 2 cách sau:
- Tra cứu tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư.
- Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. Danh sách nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện được chia thành 7 nhóm như sau:
- Danh mục ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định.
- Danh mục ngành nghề yêu cầu giấy phép đủ điều kiện an ninh trật tự.
- Danh mục ngành nghề yêu cầu giấy phép kinh doanh (giấy phép con).
- Danh mục ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
- Danh mục ngành nghề yêu cầu bằng cấp, trình độ chuyên môn.
- Danh mục ngành nghề yêu cầu đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Danh mục 24 ngành, nghề yêu cầu đáp ứng các điều kiện khác.
➣ Xem chi tiết: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.