Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì? Quy định về soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại trong nước và quốc tế: đối tượng, hình thức, nội dung… Tải mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất miễn phí.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
- Luật Thương mại 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/04/2006.
- Nghị định 08/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
- Nghị định 120/2011/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2012.
II. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 và Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu đơn giản:
➨ Hợp đồng nhượng quyền thương mại hay hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là sự thỏa thuận của của bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gắn liền với thương hiệu, nhãn hiệu thuộc sở hữu của bên nhượng quyền.
Điều kiện nhượng quyền thương mại:
- Bên nhận nhượng quyền phải hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định, yêu cầu của bên nhượng quyền về hình thức, nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, quảng cáo…
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận nhượng quyền điều hành hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Bên nhận nhượng quyền có trách nhiệm thanh toán phí nhượng quyền thương mại cho bên nhượng quyền.
Khi nhượng quyền thương mại thì thương nhân bắt buộc phải lập hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Hợp đồng thương mại sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhượng quyền và nhận quyền.
Lưu ý: Khi thực hiện nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, thương nhân nước ngoài phải đăng ký nhượng quyền thương mại tại Bộ Công thương theo đúng quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 120/2011/NĐ-CP.
➣ Xem thêm: Dịch vụ nhượng quyền thương mại.
Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về việc áp dụng một mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại cụ thể. Vậy nên, tùy vào tình hình thực tế, các bên tham gia hoạt động nhượng quyền có thể tự thỏa thuận và soạn thảo hợp đồng thương mại phù hợp.
Các điều khoản thể hiện trong hợp đồng phải tuân thủ quy định của Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật khác liên quan.
Luật Tín Minh đã chuẩn bị mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất, có đầy đủ pháp lý, bạn có thể tham khảo và tải mẫu miễn phí.
⤓ Tải mẫu miễn phí: Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại.
IV. Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền thương mại.
Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP giải thích rõ: Quyền thương mại bao gồm các quyền sau:
6. “Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
|
Hiểu một cách đơn giản, quyền thương mại sẽ thể hiện rõ quyền, lợi ích và phạm vi trách nhiệm cụ thể của bên nhượng quyền và nhận quyền.
Nội dung của nhượng quyền thương mại sẽ phụ thuộc vào loại hình chuyển nhượng, thỏa thuận giữa các bên. Thường sẽ bao gồm:
- Quyền kinh doanh theo hệ thống của bên nhượng quyền.
- Quyền sử dụng tài sản trí tuệ như tên thương mại, tên nhãn hiệu, logo, bí quyết kinh doanh…
- Quyền điều hành, cách thức quản lý, đào tạo nhân viên, tiếp thị, quảng cáo…
Nhượng quyền thương mại sẽ hoạt động theo mô hình thống nhất được xây dựng và quy định bởi bên nhượng quyền. Cụ thể:
- Thống nhất về việc hoạt động nhằm duy trì và tiếp tục xây dựng hình ảnh, chất lượng đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ được nhượng quyền.
- Thống nhất về lợi ích của bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Vì việc hoạt động kinh doanh của cả hai bên có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các thành viên còn lại trong hệ thống nhượng quyền.
Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại là bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, chẳng hạn như hợp đồng điện tử, điện báo, fax, điện báo, thông điệp dữ liệu…
Đồng thời, tại Điều 12 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt.
Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài thì hợp đồng có thể lập bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, các bên nên quy định rõ sẽ sử dụng hợp đồng bằng loại ngôn ngữ nào làm căn cứ đối chiếu khi xảy ra sai lệch thông tin.
3. Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài, bao gồm: thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận nhượng quyền. Thương nhân có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó:
- Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại. Bên nhượng quyền sẽ bao gồm cả bên nhượng quyền thứ cấp, tức những thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã được nhận.
- Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại. Bên nhận quyền sẽ bao gồm cả bên nhận quyền thứ cấp, tức là những thương nhận được nhận lại quyền thương mại từ bên nhượng quyền thứ cấp.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi tại Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP: Bên nhượng quyền chỉ được phép cấp quyền thương mại khi có hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động tối thiểu 1 năm.
Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại áp dụng luật Việt Nam thì bản hợp đồng có thể có các nội dung theo quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, cụ thể:
➨ Thông tin của bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền như: tên, địa chỉ, mã số thuế/mã số doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thông tin người đại diện pháp luật…
➨ Nội dung nhượng quyền thương mại: Thể hiện các quyền cụ thể mà bên nhượng quyền cấp cho bên nhận nhượng quyền.
➨ Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền: Hợp đồng nhượng quyền thương mại cần thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết.
➨ Giá cả, phí nhượng quyền, phương thức thanh toán, các bên tự thỏa thuận với nhau về:
- Các khoản chi phí mà bên nhận nhượng quyền phải thanh toán cho bên nhượng quyền.
- Phương thức thanh toán (tiền mặt/chuyển khoản/hình thức khác), thời hạn thanh toán.
➨ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Đôi bên thỏa thuận về thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và thời điểm kết thúc hợp đồng.
➨ Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại: Các bên thỏa thuận về phương án giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, các bên có thể thêm các điều khoản về: phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại, các trường hợp tạm dừng hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng…
5. Thời điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực
Tại Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực tại thời điểm ký kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên tham gia có thỏa thuận khác.
Đối với trường hợp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần nội dung đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
V. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trên đây, Luật Tín Minh đã chia sẻ thông tin chi tiết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bạn có thể dựa vào các thông tin trên cũng như mẫu hợp đồng chúng tôi cung cấp để soạn thảo và hoàn thiện hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Trường hợp bạn muốn sở hữu một bản hợp đồng nhượng quyền thương mại hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung, đảm bảo tính pháp lý và hạn chế rủi ro phát sinh một cách nhanh chóng, có thể tham khảo dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại trọn gói tại Luật Tín Minh.
➧ Luật Tín Minh nhận tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại trong nước và quốc tế.
➧ Chỉ từ 1.000.000 đồng, luật sư chuyên môn về nhượng quyền thương mại tại Luật Tín Minh sẽ trực tiếp tư vấn, soạn thảo hợp đồng.
➧ Chỉ từ 1 - 4 ngày, bạn sẽ nhận được bản hợp đồng nhượng quyền thương mại hoàn thiện tận nơi, theo yêu cầu.
➧ Bạn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ tại Luật Tín Minh, bởi 4 cam kết sau:
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại được soạn thảo theo tiêu chí: Bám chắc nhu cầu của khách hàng - Tuân thủ pháp luật - Bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng - Hạn chế rủi ro phát sinh.
- Báo giá dịch vụ trọn gói 1 lần, không phát sinh chi phí ngoài bảng giá thể hiện trong hợp đồng dịch vụ.
- Thời gian hoàn thành nhanh chóng, bàn giao hợp đồng đúng tiến độ.
- Chịu trách nhiệm 100% đối với bản hợp đồng do Luật Tín Minh thực hiện dựa trên thông tin khách hàng cung cấp.
Liên hệ Luật Tín Minh qua số hotline 0983.081.379 để nhận sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực chiến.
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
VI. Câu hỏi về hợp đồng nhượng quyền thương mại thường gặp
1. Hình thức thể hiện của hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định rõ: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng văn bản hoặc thể hiện bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Đâu là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại?
Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền thương mại, bao gồm các quyền được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
➣ Xem chi tiết: Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
3. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thương mại thường dùng nhất hiện nay như thế nào?
Pháp luật hiện hành không có quy định về việc áp dụng một mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại cụ thể. Bởi vậy, các bên tham gia nhượng quyền thương mại có thể căn cứ vào quy định pháp luật và tình hình thực tế để soạn thảo bản hợp đồng phù hợp.
Bạn có thể tải mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất, đầy đủ pháp lý tại đây:
➣ Xem chi tiết: Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại.
4. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại cần có gì?
Về cơ bản, nội dung của bản hợp đồng nhượng quyền thương mại cần có các nội dung sau:
- Thông tin của các thương nhân tham gia ký kết hợp đồng.
- Nội dung thỏa thuận về việc nhượng quyền thương mại.
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền và nhận nhượng quyền.
- Chi phí nhượng quyền thương mại, cách thức thanh toán.
- Thời hạn, hiệu lực của bản hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Thỏa thuận về phương thức giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.
- Các điều khoản khác như: phạt vi phạm hợp đồng, tạm dừng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng…
➣ Xem chi tiết: Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại.
5. Khi nào cần lập hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế?
Khi hoạt động nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài như: một trong các bên là thương nhân nước ngoài, thương hiệu nhượng quyền ở nước ngoài thì cần lập hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế. Lúc này, các bên có thể áp dụng luật Việt Nam hoặc luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên để soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế.
6. Thế nào là hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp?
Tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP định nghĩa: Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp là thỏa thuận được xác lập giữa bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận nhượng quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung (là quyền mà bên nhượng quyền ban đầu cấp cho bên nhượng quyền thứ cấp nhằm cho phép bên nhượng quyền thứ cấp cấp quyền thương mại cho bên thứ ba).
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.