Nhận tư vấn luật và giải quyết tranh chấp thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại (hợp đồng kinh tế): tranh chấp hợp đồng xây dựng, hợp đồng dịch vụ…
Thông thường, tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại có tính chất phức tạp, khó giải quyết. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên phải am hiểu các quy định pháp luật liên quan hoặc nhờ bên thứ ba, các công ty luật uy tín tham gia hỗ trợ.
Luật Tín Minh tự hào là đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành luật. Chúng tôi quy tụ đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc Luật Thương mại, nghiệp vụ giỏi và giàu kinh nghiệm thực chiến. Chúng tôi tự tin hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo tối đa mọi quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
➡ Tham khảo thông tin chi tiết về dịch vụ ngay sau đây:
1. Thời gian triển khai, chi phí dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại/hợp đồng thương mại
Nhằm mục đích mang lại sự hỗ trợ tối ưu cho khách hàng, Luật Tín Minh hiện cung cấp dịch vụ đối với hầu hết các trường hợp tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại, giao dịch giữa các thương nhân như:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng/mua bán cổ phần.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán/vận chuyển hàng hóa.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu, cổ phiếu.
- …
Tổng chi phí giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại và thời gian Luật Tín Minh hoàn thành dịch vụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào: loại hợp đồng, tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc.
Khách hàng vui lòng liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được tư vấn cụ thể và nhận báo giá dịch vụ chính xác.
2. Thông tin khách hàng cần cung cấp cho Luật Tín Minh
Về cơ bản, khi sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại Luật Tín Minh, khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin sau:
- Các loại giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ hoạt động của công ty.
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện (nếu có).
- Hợp đồng thương mại đang xảy ra tranh chấp và các phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng (nếu có).
- Các tài liệu, giấy tờ liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng như: tin nhắn, thông báo, các biên bản họp, công văn, email trao đổi giữa các bên tranh chấp…
|
Ngoài ra, tùy vào tính chất của từng vụ việc mà khách hàng cần cung cấp thêm các tài liệu khác làm căn cứ cho yêu cầu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại.
3. Cam kết dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại
Luật Tín Minh cam kết với khách hàng sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại:
- Đảm bảo phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại mà Luật Tín Minh đưa ra là phù hợp, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành và có thể bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của khách hàng.
- Báo giá dịch vụ hợp lý, đảm bảo tính rõ ràng khi tư vấn, minh bạch thông tin trên hợp đồng và không phát sinh chi phí khác khi triển khai dịch vụ.
- Luật sư trực tiếp tham gia các hoạt động giai đoạn tiền tố tụng (thương lượng, đàm phán) và giai đoạn tố tụng (khởi kiện tại Tòa án).
- Hỗ trợ thu thập tài liệu cần thiết cho yêu cầu khởi kiện.
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương mại cùng các văn bản cần thiết khác trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa.
- Bảo mật toàn bộ thông tin, tài liệu của khách hàng vô thời hạn.
Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại, hợp đồng kinh doanh thương mại tại Luật Tín Minh như sau:
- Tiếp nhận thông tin và yêu cầu từ khách hàng.
- Luật sư nghiên cứu hồ sơ, tư vấn phương án giải quyết tranh chấp có lợi nhất cho khách hàng.
- Tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng, hòa giải. Cụ thể, luật sư của Luật Tín Minh sẽ trực tiếp tham gia đàm phán, thương lượng để tìm kiếm và đưa ra được các phương án hòa giải phù hợp. Điều này nhằm mục đích có thể đạt được thỏa thuận thống nhất giải quyết tranh chấp trên cơ sở hòa bình, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
- Trường hợp hòa giải không thành, luật sư tiếp tục tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án. Cụ thể, luật sư trực tiếp tham gia tố tụng tại Tòa, chịu trách nhiệm:
- Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết để làm căn cứ khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương mại.
- Thay khách hàng soạn thảo hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại và nộp tại Tòa án có thẩm quyền.
- Theo dõi thông báo đóng tạm ứng án phí và nộp tiền tạm ứng án phí giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định.
- Tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan theo quy định.
III. Tranh chấp thương mại là gì? Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì
1. Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp thương mại là những xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa các thương nhân khi thực hiện các giao dịch thương mại hoạt động kinh doanh.
2. Hợp đồng thương mại là gì? Các loại hợp đồng thương mại phổ biến
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại là những hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lời như: đầu tư, xúc tiến thương mại, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ…
Hợp đồng thương mại (hợp đồng kinh tế) là thỏa thuận về nghĩa vụ, quyền và lợi ích của các thương nhân (tức tổ chức, cá nhân đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh) khi thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.
Các loại hợp đồng kinh doanh thương mại phổ biến hiện nay bao gồm:
- Hợp đồng dịch vụ.
- Hợp đồng đại lý thương mại.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Hợp đồng môi giới bất động sản.
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước/quốc tế.
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
- Hợp đồng về xúc tiến thương mại.
- Hợp đồng về trung gian thương mại.
- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
- Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa/dịch vụ.
- Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
- …
3. Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại là gì?
Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện các điều khoản của hợp đồng thương mại giữa các bên. Trong đó, một hoặc nhiều bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như cam kết, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của một hoặc nhiều bên còn lại.
IV. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của Tòa án
Căn cứ Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại của Tòa án được quy định như sau:
Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
|
Như vậy, những tranh chấp thương mại thuộc các trường hợp nêu trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân các cấp.
V. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 319 Luật Thương mại năm 2005, cụ thể:
Điều 319. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.
|
Các trường hợp ngoại lệ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại năm 2005, cụ thể:
Điều 237. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
...
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
|
Tóm lại, thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại là 2 năm, kể từ thời điểm thương nhân bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng thành công.
—
Lưu ý: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại có thể khác nhau đối với một số trường hợp có tính đặc thù. Ví dụ:
- Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là 1 năm, tính từ ngày phát sinh tranh chấp (theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
- Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán/vận chuyển hàng hóa liên quan đến hư hỏng, mất mát hàng hóa là 1 năm (theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015).
VI. Câu hỏi thường gặp khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
1. Phí giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào loại hợp đồng thương mại, tính chất và mức độ phức tạp của vụ việc mà chi phí dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại Luật Tín Minh sẽ khác nhau.
Bạn vui lòng liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ báo giá chính xác.
2. Thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Luật Tín Minh là bao lâu?
Thời gian Luật Tín Minh giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại sẽ phụ thuộc vào: loại hợp đồng, tính chất và mức độ phức tạp của vụ việc. Chúng tôi cam kết giải quyết tranh nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp tranh chấp hợp đồng thương mại Luật Tín Minh nhận giải quyết?
Luật Tín Minh hiện cung cấp dịch giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại trong hầu hết các trường hợp như:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán/vận chuyển hàng hóa.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu, cổ phiếu.
- …
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
4. Luật Tín Minh có hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế không?
Có. Bạn vui lòng liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để nhận tư vấn chi tiết hơn dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế.
5. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại năm 2005, có 4 hình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, bao gồm:
- Thương lượng.
- Hòa giải.
- Trọng tài.
- Tòa án.
➡ Thương nhân ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng hoặc hòa giải trước. Nếu không thành thì mới khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hoặc Tòa án.
6. các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại của Luật Tín Minh là gì?
Luật Tín Minh hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp thương mại theo 2 cách thức:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại bằng thương lượng, hòa giải.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại bằng Tòa án.
➣ Xem chi tiết: Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.