
Luật sư tư vấn giải quyết tình huống tranh chấp đất đai: tranh chấp chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp ranh giới đất đai.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
- Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
- Nghị định 102/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
II. Giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai, tranh chấp ranh giới thửa đất
➨ Tình huống tranh chấp ranh giới đấy
Bà A và ông B là hàng xóm, 2 bên đang xảy ra tranh chấp đất đai liên quan đến ranh giới thửa đất đang sinh sống. Bà A và ông B đã nhiều lần tham gia hòa giải tại cơ sở nhưng không thống nhất được phương án giải quyết. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở được lập thành biên bản và các bên đã ký xác nhận.
Để xử lý vấn đề, ông B đã thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Thế nhưng, sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện của ông B, Tòa án đã phản hồi không thụ lý vụ việc và yêu cầu các bên cần tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi khởi kiện tại Tòa án.
Ông B muốn được tư vấn giải đáp hai vấn đề sau:
- Tòa án nhân dân yêu cầu như vậy có phù hợp với quy định pháp luật hiện hành không?
- Hòa giải tranh chấp đất đai tại tổ hòa giải cơ sở và hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã có gì khác nhau?
|
➨ Luật sư của Luật Tín Minh tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai như sau:
Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở là hình thức được nhà nước khuyến khích các bên thực hiện, nếu kết quả hòa giải không thành thì các bên tiến hành thủ tục hòa giải đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở được diễn ra dựa trên tinh thần tự nguyện, sự lựa chọn của các bên tranh chấp. Thủ tục này không mang tính bắt buộc và không phải là điều kiện tiên quyết để Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý vụ việc (nếu có khởi kiện giải quyết tranh chấp). Đối với phương thức hòa giải ở cơ sở, các bên được quyền lựa chọn hòa giải viên, tự thống nhất mời thêm dòng họ, người có uy tín trong làng hoặc người tham gia khác có liên quan tham gia hòa giải.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với vụ việc tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, các bên bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, biên bản hòa giải tranh chấp đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định tại đây là tài liệu cần phải có nếu muốn UBND cấp trên hoặc Tòa án xem xét thụ lý và giải quyết vụ việc.
Luật Đất đai và Nghị định 102/2024/NĐ-CP đã có quy định hướng dẫn về quy trình thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, ông B cần phân biệt rõ hòa giải tranh chấp đai tại tổ hòa giải cơ sở và hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã. Nếu thủ tục hòa giải tranh chấp ranh giới đất tại cơ sở chỉ mang tính chất khuyến khích thì việc làm thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã lại là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết.
Vậy nên, việc Tòa án từ chối thụ lý vụ việc và đưa ra yêu cầu ông B cần tiến hành hòa giải tranh chấp đai tại UBND xã là đang căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành.
➣ Xem chi tiết:
III. Giải quyết tranh chấp chia di sản, chia tài sản thừa kế
➨ Tình huống tranh chấp chia tài sản thừa kế:
Ông Minh (cư trú tại quận quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) có 2 người con cùng cha khác mẹ là Nam và Mạnh. Anh Nam là con của ông Minh và vợ trước, hiện đã kết hôn và có con. Sau khi vợ trước (mẹ anh Nam) qua đời, ông Minh kết hôn với bà Lan và có con trai là Mạnh, hiện tại đã được 12 tuổi.
Thời điểm phát hiện mình bị bệnh ung thư, khó vượt qua được, ông Minh đã tiến hành lập di chúc tại văn phòng công chứng, để lại toàn bộ tài sản gồm căn nhà đang ở và quyền sử dụng đất (tài sản tạo lập trước khi kết hôn với bà Lan) cho Nam.
Năm 2024, ông Minh qua đời. Vì đã có mẫu thuận với bà Lan trước đó nên sau khi ông Minh qua đời, anh Nam có ý định đuổi bà Lan cùng con trai của bà và ông Minh là Mạnh ra khỏi nhà.
Bà Lan liên hệ Luật Tín Minh nhờ tư vấn, giúp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bà và con trai
|
➨ Luật sư của Luật Tín Minh tư vấn giải quyết tranh chấp quyền thừa kế (tranh chấp đất đai):
Theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự, vợ và con chưa thành niên là 2 đối tượng thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Theo thông tin nêu trên, Mạnh - con trai của bà Lan và ông Minh hiện 12 tuổi, chưa đủ 18 tuổi - thuộc đối tượng trẻ chưa thành niên.
Vậy nên, mặc dù di chúc được lập tại văn phòng công chứng của ông Minh có hiệu lực pháp luật, trong di chúc bà Lan và Mạnh không được chỉ định là người thừa kế nhưng vẫn được hưởng các quyền lợi sau:
- Được xác định là người thừa kế của ông Minh.
- Được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà Lan và Mạnh, cần:
- Thỏa thuận và phân tích cho anh Nam hiểu về các quy định pháp luật có liên quan để anh biết rằng: Ý định đuổi bà Lan và Mạnh ra khỏi nhà của anh Nam là sai, mặc dù theo di chúc ông An đã để lại toàn bộ tài sản cho anh nhưng bà Lan và Mạnh vẫn có quyền được hưởng phần di sản theo quy định.
- Nếu anh Nam vẫn không đồng ý phối hợp thì bà Lan có quyền thực hiện thủ tục khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và con trai Mạnh.
➣ Xem thêm:
V. Câu hỏi về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
1. Có cần thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã trước khi khởi kiện tại TAND?
Đối với vụ việc tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì các bên bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại UBND cấp xã. Biên bản hòa giải tranh chấp đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định tại đây là tài liệu cần phải có nếu muốn UBND cấp trên hoặc Tòa án xem xét thụ lý và giải quyết vụ việc.
2. Cần tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai liên hệ Luật Tín Minh như thế nào?
Bạn liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để được đội ngũ Luật sư tư vấn giải quyết đất đai trong từng trường hợp cụ thể.
3. Luật Tín Minh hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai trong bao lâu?
Tùy vào bản chất từng vụ việc tranh chấp đất đai cụ thể mà Luật Tín Minh sẽ tư vấn về thời gian hoàn thành giải quyết tranh chấp đất đai sớm nhất. Bạn có thể liên hệ Luật Tín Minh để được đội ngũ Luật sư tư vấn kỹ lưỡng hơn.
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.