Luật Tín Minh

Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động và hợp đồng lao động

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cho doanh nghiệp/tổ chức cho thuê lại lao động: tranh chấp đơn phương chấm dứt, vi phạm hợp đồng lao động…

I. Dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động với người lao động tại Luật Tín Minh

Tranh chấp lao động luôn là một trong những vấn đề gây đau đầu mà không một doanh nghiệp/tổ chức nào muốn gặp phải. Việc xảy ra tranh chấp với người lao động (NLĐ), tổ chức cho thuê lại người lao động có thể gây tác động tiêu cực đến các hoạt động cũng như uy tín của doanh nghiệp/tổ chức.

Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong nghề, đã đồng hành và hỗ trợ khách hàng giải quyết thành công nhiều vụ việc tranh chấp với người lao động khác nhau, Luật Tín Minh tự tin là lựa chọn đáng tin cậy, tối ưu dành cho doanh nghiệp khi cần.

1. Các tình huống tranh chấp lao động với người lao động mà Luật Tín Minh nhận giải quyết

3 trường hợp tranh chấp với người lao động thường gặp gồm:

  1. Tranh chấp giữa doanh nghiệp với người lao động.
  2. Tranh chấp giữa tổ chức đại diện người lao động với người lao động.
  3. Tranh chấp giữa doanh nghiệp với tổ chức cho thuê lại người lao động.

Luật Tín Minh hiện nhận tư vấn, giải quyết hầu hết các vụ việc tranh chấp lao động thuộc 3 trường hợp nêu trên, gồm: 

  • Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Tranh chấp về việc người lao động vi phạm các điều khoản trong hợp đồng lao động.
  • Tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra trong quá trình công tác tại doanh nghiệp/tổ chức.
  • Tranh chấp về việc người lao động lợi dụng chức vụ, quyền hại gây tổn thất cho doanh nghiệp/tổ chức.
  • Tranh chấp giữa doanh nghiệp/tổ chức sử dụng người lao động thuê lại với tổ chức cho thuê lại lao động về: số lượng, chất lượng người lao động thuê lại… 

2. Chi phí tư vấn, giải quyết tranh chấp lao động cho doanh nghiệp

Tổng chi phí dịch vụ giải quyết tranh chấp với người lao động, tranh chấp về hợp đồng lao động tại Luật Tín Minh phụ thuộc vào: 

  • Tình huống tranh chấp lao động cụ thể.
  • Tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ việc tranh chấp.
  • Số lượng người lao động mà doanh nghiệp, tổ chức có tranh chấp. 

Để quá trình giải quyết tranh chấp được triển khai hiệu quả, đảm bảo có lợi nhất cho khách hàng, khi cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động nói riêng và các dịch vụ giải quyết tranh chấp nói chung, Luật Tín Minh luôn cam kết: 

  • Các tư vấn, giải pháp được trực tiếp đưa ra và thực hiện bởi đội ngũ luật sư có sự am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, dày dặn kinh nghiệm thực chiến, đảm bảo tính hiệu quả cao nhất cho từng khách hàng.
  • Giải quyết tranh chấp lao động dựa trên nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật - Tuân thủ quy tắc đạo đức xã hội - Bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
  • Thông tin khách hàng cung cấp chỉ được sử dụng để triển khai dịch vụ, Luật Tín Minh cam kết bảo mật tuyệt đối mọi thông tin của khách hàng vô thời hạn.
  • Chi phí dịch vụ hợp lý, báo giá trọn gói, không phát sinh thêm chi phí khác ngoài hợp đồng dịch vụ.

Vui lòng liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để nhận tư vấn chi tiết hơn về thông tin dịch vụ cũng như báo giá chính xác, nhanh chóng.

3. Tài liệu khách hàng cần cung cấp cho Luật Tín Minh 

Nhằm hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, nhanh chóng, đảm bảo tốt các quyền và lợi ích hợp pháp, Luật Tín Minh cần bạn cung cấp các thông tin quan trọng sau: 

  • Hợp đồng lao động cùng các phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng (nếu có).
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp/tổ chức: điều lệ hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có).
  • Các văn bản hay thỏa thuận khác doanh nghiệp/tổ chức đã ký kết với người lao động có tranh chấp.
  • Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, các nội quy hoặc quy chế nội bộ khác của doanh nghiệp (nếu có).
  • Các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng lao động khác như: tin nhắn, email, biên bản họp, thông báo giữa các bên tranh chấp.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp tranh chấp lao động mà khách hàng có thể cần cung cấp thêm một số tài liệu, chứng cứ khác làm căn cứ cho yêu cầu khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động. Luật Tín Minh sẽ tư vấn cụ thể khi tiếp nhận thông tin về vụ việc.

Không chỉ giải quyết tranh chấp lao động, Luật Tín Minh hiện còn cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết tranh chấp nói riêng và tư vấn pháp luật nói chung cho nhiều vấn đề phát sinh khác xảy ra trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp như:

II. Nhiệm vụ của Luật Tín Minh khi giải quyết tranh chấp lao động với NLĐ

Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin cần thiết từ khách hàng, luật sư của Luật Tín Minh sẽ tiến hành các công việc sau:

  • Nghiên cứu hồ sơ và các quy định pháp luật liên quan vụ việc tranh chấp lao động của doanh nghiệp/tổ chức.
  • Đề xuất, tư vấn và trao đổi với khách hàng để đưa ra các phương án giải quyết tranh chấp hiệu quả, có thể bảo đảm tối đa các quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
  • Sau khi thống nhất với khách hàng phương án giải quyết tranh chấp phù hợp, Luật Tín Minh sẽ tiến hành lên kế hoạch, phối hợp với khách hàng thực hiện nội dung các công việc đã thống nhất.
  • Đại diện khách hàng hoặc cùng khách hàng tham gia các buổi đàm phán, hòa giải với NLĐ hay tổ chức cho thuê lại NLĐ nhằm đạt được các thỏa thuận giải quyết tranh chấp trên tinh thần hòa bình mà không cần khởi kiện ra Tòa án hay cần tới Trọng tài.
  • Trường hợp thương lượng, hòa giải giải quyết tranh chấp lao động không thành, Luật Tín Minh sẽ hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết để yêu cầu khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
  • Chịu trách nhiệm soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện tranh chấp lao động và nộp tại Tòa án có thẩm quyền.
  • Trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng, thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.

III. Cách thức giải quyết tranh chấp lao động của Luật Tín Minh

Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá hồ sơ và các quy định pháp luật liên quan, luật sư Luật Tín Minh sẽ lần lượt đề xuất đến doanh nghiệp 2 phương án giải quyết tranh chấp lao động sau đây:

  • Phương án 1: Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải, thương lượng (không cần ra Tòa).
  • Phương án 2: Khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án có thẩm quyền.

Cụ thể trình tự giải quyết vụ việc theo từng phương án như sau:

1. Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải, thương lượng (giai đoạn tiền tố tụng)

Như đề cập ở trên, căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ khách hàng cung cấp và các quy định pháp luật liên quan, luật sư Luật Tín Minh sẽ:

  • Đại diện hoặc tham gia cùng khách hàng trong các buổi hòa giải, thương lượng với người lao động/tổ chức cho thuê lại người lao động.
  • Thực hiện các biện pháp pháp lý tiền tố tụng để đạt được những thỏa thuận chung, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên tranh chấp.

Trường hợp các buổi hòa giải, thương lượng không đạt được thỏa thuận chung như mong muốn → luật sư sẽ tiếp tục thực hiện phương án giải quyết tranh chấp lao động bằng thủ tục tố tụng tại Tòa án.

2. Khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án (giai đoạn tố tụng)

Luật sư Luật Tín Minh hỗ trợ doanh nghiệp/tổ chức giải quyết tranh chấp với người lao động bằng thủ tục tố tụng tại Tòa án theo trình tự 5 bước sau:

➧ Bước 1: Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ làm căn cứ khởi kiện tranh chấp lao động.

➧ Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án có thẩm quyền.

➧ Bước 3: Theo dõi quá trình Tòa án xét duyệt hồ sơ và chờ nhận thông báo nộp tạm ứng án phí.

➧ Bước 4: Thay mặt khách hàng nhận thông báo đóng tạm ứng án phí, sau đó tiến hành nộp tạm ứng án phí cùng biên lai cho Tòa.

➧ Bước 5: Tòa án thụ lý, xem xét, giải quyết vụ án và ra bản án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp lao động theo đúng trình tự thủ tục tố tụng.

➣ Xem thêm: Cách thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân/tập thể.

IV. Tranh chấp lao động là gì? Có mấy loại tranh chấp lao động?

Tranh chấp lao động là những mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến các quyền, lợi ích, nghĩa vụ trong quan hệ lao động giữa các bên. Đây là những tranh chấp xảy ra giữa người lao động/tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động/tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp lao động có thể được chia thành 2 loại, bao gồm:

➨ Tranh chấp lao động với người lao động: 

Là những tranh chấp xảy ra giữa tổ chức cho thuê lại lao động, doanh nghiệp với người lao động hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức cho thuê lại lao động. Trong đó, yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động xuất phát từ phía người sử dụng lao động.

➨ Tranh chấp lao động với doanh nghiệp, tổ chức, người sử dụng lao động:

Đây còn được gọi là tranh chấp lao động cá nhân, tập thể, là những tranh chấp về quyền hoặc lợi ích xảy ra giữa:

  • Người lao động được thuê lại với doanh nghiệp, tổ chức, người sử dụng lao động thuê lại.
  • Người lao động với tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 
  • Một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động (là cá nhân, doanh nghiệp) hoặc một/nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

➣ Xem chi tiết: Phân loại tranh chấp lao động.

V. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động với người lao động

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động giữa doanh nghiệp, tổ chức tổ chức cho thuê lại lao động với người lao động hoặc tranh chấp lao động giữa doanh nghiệp và tổ chức cho thuê lại lao động. Một số nguyên nhân phổ biến, phải kể đến như:

  • Trường hợp tranh chấp hợp đồng lao động với người lao động:
    • Người lao động không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết.
    • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động: 
    • Người lao động mắc lỗi làm hư hỏng, thất thoát tài sản của doanh nghiệp/tổ chức nhưng không có phương án bồi thường phù hợp.
    • Trong quá trình công tác tại doanh nghiệp/tổ chức, người lao động lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây tổn thất tài sản của doanh nghiệp.
  • Trường hợp tranh chấp giữa doanh nghiệp với tổ chức cho thuê lại người lao động có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: 
    • Không cung cấp đủ số lượng người lao động như đã cam kết.
    • Người lao động thuê lại không đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kỹ năng… như cam kết ban đầu.
    • Tổ chức cho thuê lại người lao động yêu cầu doanh nghiệp thanh toán các khoản chi phí ngoài thỏa thuận ban đầu.
    • v.v.

VI. Câu hỏi về tranh chấp lao động với người lao động thường gặp

1. Chi phí giải quyết tranh chấp với người lao động tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?

Tổng chi phí dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động với người lao động tại Luật Tín Minh phụ thuộc vào: tình huống tranh chấp, tính chất, mức độ phức tạp của từng vụ việc cũng như số lượng người lao động mà doanh nghiệp, tổ chức có tranh chấp.

Khách hàng vui lòng liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để nhận tư vấn và báo giá chính xác nhất.

➣ Xem chi tiết: Chi phí giải quyết tranh chấp với người lao động.

2. Luật Tín Minh hỗ trợ giải quyết các tình huống tranh chấp với người lao động nào?

Luật Tín Minh cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp với người lao động cho hầu hết các vấn đề thuộc trường hợp

  • Tranh chấp giữa doanh nghiệp với người lao động.
  • Tranh chấp giữa tổ chức đại diện người lao động với người lao động.
  • Tranh chấp giữa doanh nghiệp với tổ chức cho thuê lại người lao động.

➣ Xem chi tiết: Dịch vụ giải quyết tranh chấp với người lao động.

3. Cách thức giải quyết tranh chấp với người lao động tại Luật Tín Minh?

Tùy vào từng tình huống tranh chấp lao động cụ thể của khách hàng mà Luật Tín Minh sẽ áp dụng cách thức giải quyết tranh chấp với người lao động là: 

  • Giải quyết tranh chấp với người lao động bằng hòa giải, thương lượng.
  • Giải quyết tranh chấp với người lao động bằng thủ tục tố tụng tại Tòa án.

➣ Xem chi tiết: Quy trình giải quyết tranh chấp với người lao động tại Luật Tín Minh.

4. Có mấy loại tranh chấp lao động theo pháp luật?

Có 2 loại tranh chấp lao động là: Tranh chấp lao động với người lao động và tranh chấp lao động với cá nhân/tập thể.

➣ Xem chi tiết: Các loại tranh chấp lao động.

5. Nên ưu tiên áp dụng cách thức nào khi giải quyết tranh chấp lao động với người lao động?

Khi xảy ra tranh chấp lao động với người lao động, doanh nghiệp nên ưu tiên cách thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. 

➣ Xem thêm: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Loading...

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!