Luật sư tư vấn: Quy định quyền nuôi con khi ly hôn & Trường hợp nào mẹ không được nuôi con sau khi ly hôn? Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không?
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
- Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ 01/07/2024.
II. Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn của cha mẹ
Quyền nuôi con khi ly hôn của cha mẹ được quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
|
Như vậy, theo quy định pháp luật trên, sau khi ly hôn:
- Con dưới 3 tuổi: Mẹ sẽ được ưu tiên trực tiếp nuôi con, trừ khi mẹ không đủ điều kiện hoặc bố mẹ có thỏa thuận khác đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.
- Con từ 3 đến dưới 7 tuổi: Bố mẹ sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu không đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ quyết định dựa trên điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con.
- Con từ 7 tuổi trở lên: Nguyện vọng của con sẽ được xem xét trong việc quyết định ai sẽ trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định 2 trường hợp mẹ không được nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể:
Trường hợp 1: Mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi ly hôn
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, sau ly hôn, mẹ không có quyền trực tiếp nuôi con nếu:
- Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh nặng khác khiến không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp chăm sóc con. Ví dụ, nếu mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, Tòa án có thể không giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ chăm sóc.
- Thu nhập hàng tháng thấp hơn một nửa mức lương tối thiểu vùng đang cư trú và không có tài sản khác để hỗ trợ việc nuôi con.
- Không có đủ thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
Trường hợp 2: Mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
Căn cứ Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án có thể quyết định người mẹ không được nuôi, chăm sóc, giáo dục con trong thời hạn từ 1 đến 5 năm hoặc ngắn hơn nếu:
- Mẹ bị kết án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
- Mẹ phá tán tài sản của con.
- Mẹ có lối sống đồi trụy.
- Mẹ xúi giục, thúc ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức.
Sau khi ly hôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn có những quyền và nghĩa vụ quan trọng đối với con cái. Cụ thể, theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
- Cha mẹ không trực tiếp nuôi con cần tôn trọng quyết định của con được sống cùng người trực tiếp nuôi dưỡng.
- Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có trách nhiệm đóng góp tài chính để đảm bảo con được chăm sóc đầy đủ.
- Cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con thường xuyên, không ai được phép ngăn cản.
- Việc thăm nom không được phép gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sự phát triển của con. Nếu xảy ra tình trạng này, cha/mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom.
V. Dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Luật Tín Minh
Luật Tín Minh cung cấp dịch vụ làm đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con (sau phán quyết của Tòa), dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn (trường hợp đơn phương ly hôn) toàn diện, nhanh chóng với chi phí hợp lý.
Đội ngũ luật sư kinh nghiệm, am hiểu Luật Hôn nhân và gia đình của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình ly hôn giành quyền nuôi con.
Lợi ích khi chọn dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn trọn gói của Luật Tín Minh bao gồm:
- Tư vấn luật ly hôn và quyền nuôi con chuyên sâu, tận tâm, phù hợp với hoàn cảnh riêng của khách hàng.
- Đề xuất giải pháp giành quyền nuôi con tối ưu, hiệu quả nhất.
- Hỗ trợ toàn diện từ A đến Z, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin cần thiết.
- Quy trình nhanh gọn, giảm thiểu tối đa thời gian và công sức khách hàng phải bỏ ra.
- Minh bạch về chi phí, báo giá rõ ràng ngay từ đầu.
- Đảm bảo tuyệt đối, trọn đời bảo mật thông tin khách hàng.
➣ Xem thêm: Dịch vụ thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
VI. Câu hỏi thường gặp về trường hợp mẹ không được nuôi con khi ly hôn
1. Khi ly hôn, những trường hợp nào mẹ không được nuôi con?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có 2 trường hợp mẹ không được quyền nuôi con khi ly hôn:
- Trường hợp 1: Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau ly hôn.
- Trường hợp 2: Người mẹ thuộc diện bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
➣ Xem chi tiết: Trường hợp nào mẹ không được quyền nuôi con sau ly hôn.
2. Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Pháp luật hiện hành không quy định vợ ngoại tình sẽ mất quyền nuôi con khi ly hôn. Việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng khi ly hôn sẽ dựa trên quyền lợi của con, bao gồm điều kiện vật chất, tinh thần và tình cảm giữa cha/mẹ và con.
Vợ ngoại tình chỉ là một yếu tố để Tòa án xem xét khi giải quyết ly hôn, không quyết định trực tiếp việc ai được quyền nuôi con.
3. Người không trực tiếp nuôi con có được quyền thăm con sau khi ly hôn không?
Có. Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không bị ai cản trở.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc thăm nom để gây ảnh hưởng xấu đến con, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom này.
➣ Xem chi tiết: Quyền và nghĩa vụ cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Sau khi ly hôn, nếu người đang nuôi con không đủ điều kiện thì có thể thay đổi người nuôi con không?
Có thể. Căn cứ tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu người trực tiếp nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện, bạn có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại và thay đổi người trực tiếp nuôi con.
➣ Xem thêm: Dịch vụ làm đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
5. Nếu không đăng ký kết hôn, việc giành quyền nuôi con sẽ được giải quyết như thế nào?
Ngay cả khi không đăng ký kết hôn, quyền và nghĩa vụ đối với con cái vẫn được pháp luật công nhận. Trong trường hợp tranh chấp về quyền nuôi con, Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho bên nào nuôi dưỡng, tương tự như các trường hợp ly hôn giữa vợ chồng đã kết hôn hợp pháp.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.