Luật Tín Minh

Nhãn hiệu là gì? Cách phân loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ

Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là gì? Phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

II. Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là gì?

1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009: Nhãn hiệu (tiếng Anh là Trademark) được định nghĩa là dấu hiệu được dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hoá của các cá nhân, tổ chức khác nhau. 

Đồng thời, tại khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có quy định: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới các dạng như chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các dạng đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. 

Thông qua nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết, phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại của cùng 1 cá nhân, tổ chức hoặc nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau.

Lưu ý:

Nhãn hiệu thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp và sẽ được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

➣ Xem chi tiết: Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.

2. Một số ví dụ về nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nhãn hiệu hàng hóa, Luật Tín Minh đưa một vài ví dụ cụ thể như sau:

➡ Ví dụ về nhãn hiệu hàng hóa cùng loại của nhiều doanh nghiệp:

  • Các nhãn hiệu xe ô tô điển hình: Ford, Honda, Hyundai, Kia, Mitsubishi...
  • Các nhãn hiệu máy giặt phổ biến: LG, Toshiba, Electrolux, Panasonic...
  • Một số nhãn hiệu laptop nổi tiếng: Apple, Asus, Dell, MSI...
  • Các nhãn hiệu sữa chua: Sữa chua Vinamilk, Sữa chua TH True Milk, Sữa chua cô gái Hà Lan, Sữa chua Ba Vì…

➡ Ví dụ về nhãn hiệu hàng hóa của cùng một doanh nghiệp:

  • Công ty Coca-Cola đăng ký nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm khác nhau, như: Coca-Cola, Coke Zero, Coca-Cola Light, Fanta, Sprite, Nutriboost, Dasani,  Aquarius…

III. Phân loại nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ

Căn cứ vào các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, hiện nay có khá nhiều cách để phân loại hàng hoá, dịch vụ chẳng hạn như:

➡ Dựa vào yếu tố cấu thành, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ được chia thành 4 loại:

  • Nhãn hiệu chữ.
  • Nhãn hiệu hình ảnh/hình vẽ/hình 3 chiều.
  • Nhãn hiệu kết hợp 2 yếu tố là chữ và hình.
  • Nhãn hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ họa.

➡ Dựa theo mục đích sử dụng, nhãn hiệu được phân thành 2 loại:

  • Nhãn hiệu dịch vụ.
  • Nhãn hiệu hàng hóa.

➡ Dựa theo tính chất nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ được phân thành 5 loại:

  • Nhãn hiệu thông thường.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Nhãn hiệu tập thể.
  • Nhãn hiệu chứng nhận.
  • Nhãn hiệu liên kết.

Nếu xét về độ phổ biến, cách phân biệt nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ theo tính chất được sử dụng rộng rãi hơn. Do đó, trong bài viết này, Luật Tín Minh sẽ chia sẻ chi tiết về 5 loại nhãn hiệu được phân loại theo tính chất.

1. Nhãn hiệu thông thường

Luật Sở hữu trí tuệ không có định nghĩa về nhãn hiệu thông thường, song có thể hiểu: Nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cá nhân, tổ chức với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác. 

Đồng thời, nhãn hiệu thông thường được thể hiện dưới các dạng được quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022.

Trên thực tế, nhãn hiệu thông thường là cơ sở để hình thành nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu liên kết. Ví dụ như:

  • Nhãn hiệu thông thường được một tổ chức gồm nhiều thành viên đăng ký sẽ trở thành nhãn hiệu tập thể.
  • Nhãn hiệu thông thường đáp ứng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng sẽ trở thành nhãn hiệu nổi tiếng.
  • ...

2. Nhãn hiệu nổi tiếng

2.1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 định nghĩa: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi bởi đại bộ phận công chúng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.

Một số ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay: Iphone, Samsung, Pepsi, Coca-Cola, Trung Nguyên Legend... 

2.2. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2022 có quy định: Một nhãn hiệu được xem xét, đánh giá là nổi tiếng thông qua một số hoặc tất cả 8 tiêu chí sau đây:

  1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua chiến dịch quảng cáo hoặc việc sử dụng, mua bán hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó đã được lưu hành.
  3. Doanh số từ việc bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng dịch vụ đã được cung cấp/lượng hàng hóa đã được bán ra.
  4. Thời gian sử dụng liên tục của nhãn hiệu.
  5. Mức độ uy tín, được biết đến rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  6. Số lượng các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
  7. Số lượng các quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
  8. Giá chuyển giao, chuyển nhượng quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu dù chủ sở hữu không thực hiện thủ tục đăng ký bảo nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ đến khi nào không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.

Lưu ý:

Để được công nhận nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng cá nhân, tổ chức cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu bao gồm:

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối của cá nhân, tổ chức với nhãn hiệu.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.

3. Nhãn hiệu tập thể

Tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa: Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên thuộc tổ chức sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên thuộc tổ chức đó.

Hiểu một cách đơn giản, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu của một tổ chức bao gồm nhiều thành viên, trong đó:.

  • Tổ chức có thể là tổng công ty, hiệp hội, hội nông dân, hợp tác xã…
  • Các thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu của tổ chức cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do mình tạo ra.
  • Các thành viên phải đáp ứng đầy đủ các quy chế của tổ chức khi sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.

Đa phần các tổ chức lựa chọn cách đặt tên gắn liền với địa danh nổi tiếng để đặt cho nhãn hiệu của mình. 

Một số ví dụ về nhãn hiệu tập thể phổ biến: Rượu đế Gò Đen, Táo Ninh Thuận, Chè Thái Nguyên, Rượu vang Đà Lạt… 

4. Nhãn hiệu chứng nhận

Căn cứ khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó. Đây là dấu hiệu giúp xác nhận về các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức như:

  • Nguồn gốc xuất xứ.
  • Nguyên liệu, vật liệu, chất liệu cấu thành.
  • Cách thức sản xuất hàng hóa.
  • Cách thức cung cấp dịch vụ.
  • Chất lượng.
  • Độ chính xác.
  • Độ an toàn.
  • ... 

Ví dụ về các nhãn hiệu chứng nhận được biết đến rộng rãi ở Việt Nam:

  • Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao - Do người tiêu dùng bình chọn” của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP. Hồ Chí Minh.
  • Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam tin dùng” của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR).
  • Nhãn hiệu chứng nhận “An toàn sinh học” của Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Chứng nhận Vietgap - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo các tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

5. Nhãn hiệu liên kết

Theo quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu thuộc cùng một chủ sở hữu, do một chủ thể đăng ký. Nhãn hiệu liên kết cần có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau được dùng cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc có liên quan với nhau hoặc tương tự nhau. 

Ví dụ về nhãn hiệu liên kết:

  • Vingroup, Vinhomes, VinDs, Vincom Retail, Vinpearl Golf, Vinmec... là các nhãn hiệu liên kết thuộc sở hữu của tập đoàn Vingroup.
  • Wave, Wave S, Wave RS là các nhãn hiệu liên kết do công ty Honda đăng ký cho các dòng xe máy Wave.

Tuy nhiên, theo quy định mới nhất tại khoản 83 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, từ ngày 01/01/2023 nhãn hiệu liên kết bị bãi bỏ. Do đó, hiện nay không còn áp dụng các quy định về nhãn hiệu liên kết.

IV. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Luật Tín Minh

Hiện nay, tình trạng các nhãn hiệu nổi tiếng bị sao chép, bắt chước, sử dụng trái phép… diễn ra ngày càng phổ biến. Điều này không những ảnh hướng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn có thể tác động tiêu cực đến danh tiếng, uy tín và gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Để hạn chế tối đa các rủi ro, tranh chấp cũng như đảm bảo nhãn hiệu của mình được pháp luật bảo vệ khỏi các xâm phạm, cá nhân, tổ chức có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Luật Tín Minh.

Với chi phí trọn gói chỉ từ 1.475.000 đồng, luật sư sở hữu trí tuệ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm tại Luật Tín Minh sẽ đại diện khách hàng:

  • Soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Nhận và bàn Giao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tận nơi.

Luật Tín Minh cam kết về tốc độ triển khai dịch vụ nhanh, hoàn thành và trả kết quả cho khách hàng chỉ sau từ 3 ngày làm việc.

Để nhận tư vấn nhanh chóng, tận tình từ luật sư chuyên môn cao, tâm huyết và giàu kinh nghiệm vui lòng liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379.

➣ Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trọn gói.

V. Câu hỏi thường gặp về phân loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ

1. Thế nào là nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ?

Nhãn hiệu (Trademark) là dấu hiệu được dùng để phân biệt dịch vụ, hàng hoá của các cá nhân, tổ chức này với dịch vụ, hàng hoá của cá nhân, tổ chức khác.

Đồng thời, nhãn hiệu hàng hóa phải được thể hiện dưới các dạng được quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022.

➣ Xem chi tiết: Nhãn hiệu là gì?

2. Có mấy cách phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ?

Có nhiều cách phân loại nhãn hiệu, điển hình như:

  • Phân loại nhãn hiệu dựa vào yếu tố cấu thành.
  • Phân loại nhãn hiệu căn cứ vào mục đích sử dụng.
  • Phân loại nhãn hiệu dựa trên tính chất.

➣ Xem chi tiết: Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa & dịch vụ.

3. Như thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng?

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi bởi đại bộ phận công chúng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng như: Samsung, Pepsi, Coca-Cola, Trung Nguyên Legend... 

➣ Xem chi tiết: Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

4. Nhãn hiệu tập thể là gì?

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên thuộc tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Một số ví dụ về nhãn hiệu tập thể như là: Rượu đế Gò Đen, Táo Ninh Thuận, Chè Thái Nguyên… 

➣ Xem chi tiết: Nhãn hiệu tập thể.

5. Nhãn hiệu không đăng ký bảo hộ độc quyền có được bảo hộ không?

Cá nhân, tổ chức không thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với nhãn hiệu của mình thì nhãn hiệu đó không được pháp luật bảo hộ (trừ trường hợp nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng).

➣ Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!