
Cách đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam: hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu. Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Có mẫu tải hồ sơ đăng ký nhãn hiệu về miễn phí.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các chủ thể đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu bảo vệ được những quyền lợi hợp pháp như:
- Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Được pháp luật Việt Nam bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của các tổ chức/cá nhân khác.
- Cá nhân/tổ chức nước ngoài được toàn quyền sử dụng, khai thác các lợi ích thương mại mà nhãn hiệu của mình mang lại.
- Cá nhân/tổ chức được toàn quyền chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng nhãn hiệu của mình cho các cá nhân/tổ chức khác.
Nếu cá nhân/tổ chức nước ngoài không đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam thì sẽ không thể đảm bảo các lợi ích như trên. Bên cạnh đó, khi xảy ra tranh chấp về thương hiệu, nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu. Đồng thời, những rủi ro như bị các cá nhân/tổ chức khác chiếm đoạt nhãn hiệu hoàn toàn có thể xảy ra.
➨ Như vậy, cá nhân/tổ chức nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam để đảm bảo mọi quyền lợi cũng như hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Về cơ bản, hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam tương tự như hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu thông thường.
Theo hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: 2 bản.
- Mẫu nhãn hiệu nước ngoài đăng ký bảo hộ tại Việt Nam: 5 mẫu (*).
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
- Đối với trường hợp nộp lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp vào tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ: Bổ sung chứng từ nộp lệ phí.
- Trường hợp nộp hồ sơ thông qua người đại diện: Bổ sung giấy ủy quyền.
- Trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: Bổ sung tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.
⤓ Tải mẫu miễn phí: Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
|
Lưu ý: Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài phải viết bằng tiếng Việt.
(*) Khi nộp mẫu nhãn hiệu, bạn cần lưu ý:
- Không nộp mẫu nhãn hiệu đã được dán tại tờ khai.
- Mẫu nhãn hiệu trình bày rõ ràng, kích thước không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu với kích thước 80mm x 80mm.
- Tùy vào nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ mà mẫu nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện tương ứng sau:
- Đối với nhãn hiệu là màu sắc: Mẫu nộp phải được trình bày, thể hiện theo đúng màu sắc được yêu cầu. Ngược lại, nếu không yêu cầu thì mẫu được trình bày, thể hiện bằng màu trắng, đen.
- Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều (3D): Phải nộp kèm ảnh chụp/hình vẽ thể hiện phối cảnh, mô tả dạng hình chiếu.
- Đối với nhãn hiệu âm thanh: Phải là tệp âm thanh định dạng kỹ thuật số .mp3, dung lượng không quá 3MB, được thể hiện bằng khuông nhạc 5 dòng kẻ.
—
Trường hợp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, cá nhân/tổ chức bổ sung thêm:
- 1 quy chế về sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
- 1 bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc thù (hoặc đặc trưng) của sản phẩm mang nhãn nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
- Nhãn hiệu chứng nhận về chất lượng sản phẩm.
- Nhãn hiệu chứng nhận về nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.
- Nhãn hiệu tập thể sử dụng cho sản phẩm có tính chất đặc thù.
- 1 bản đồ khu vực địa lý nếu nhãn hiệu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
- Nhãn hiệu chứa địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.
- 1 văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu chứa địa danh/dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Quy trình đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam khá phức tạp, trình tự thực hiện như sau:
1. Tra cứu nhãn hiệu bảo hộ
Trước khi đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam, cá nhân/tổ chức cần tra cứu nhãn hiệu nhằm mục đích:
- Kiểm tra xem nhãn hiệu của mình có trùng với nhãn hiệu của các cá nhân/tổ chức khác đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam hay không. Điều này sẽ đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro và tránh các tranh chấp về quyền Sở hữu công nghiệp cho cá nhân/tổ chức trước khi công bố sản phẩm mang nhãn hiệu ra thị trường.
- Đánh giá tỷ lệ thành công khi đăng ký xin bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Giúp chủ đơn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu mà không được chấp nhận bảo hộ.
Cá nhân/tổ chức có thể tiến hành tra cứu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ bằng 1 trong 2 hình thức sau:
- Tra cứu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tra cứu online thông qua đường link:
http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?4&query=*:*
➨ Thời gian tra cứu nhãn hiệu: Từ 1 – 3 ngày.
2. Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo “Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ”.
Thao tác này sẽ giúp cá nhân/tổ chức xác định phạm vi bảo hộ thương hiệu và các khoản chi phí cần đóng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
➣ Tham khảo thêm: Phân loại hàng hóa dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

3. Tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam được tiến hành theo các bước sau:
➤ Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Cá nhân/tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như Luật Tín Minh đã chia sẻ và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) Việt Nam.
Cá nhân/tổ chức có thể chọn 1 trong 2 cách nộp sau:
- Nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu điện đến trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cục SHTT (*).
- Nộp online tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục SHTT.
—
(*) Địa chỉ cụ thể của Cục Sở hữu trí tuệ và 2 văn phòng đại diện như sau:
- Trụ sở Cục SHTT: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Hồ Chí Minh: Số 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
➤ Bước 2: Cục SHTT tiến hành thẩm định hình thức đơn
Tại bước này, Cục SHTT sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định xem chủ đơn có tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu hay không.
- Nếu đơn hợp lệ: Cục SHTT ra quyết định về việc chấp nhận đơn hợp lệ.
- Nếu đơn không hợp lệ: Cục SHTT ra thông báo về việc dự định từ chối đơn. Lúc này, chủ đơn có thời hạn tối đa 2 tháng kể từ ngày Cục ra thông báo để gửi đơn phúc đáp hoặc chỉnh sửa bổ sung hồ sơ. Trường hợp, chủ đơn không bổ sung, chỉnh sửa hoặc ý kiến phản hồi không xác đáng thì Cục sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
➨ Thời gian thẩm định hình thức đơn: Trong vòng 1 tháng kể từ ngày Cục SHTT tiếp nhận đơn.
➤ Bước 3: Cục SHTT tiến hành công bố đơn hợp lệ
Trong vòng 2 tháng sau khi có quyết định thẩm định hình thức đơn hợp lệ, Cục SHTT đăng công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
➤ Bước 4: Cục SHTT tiến hành thẩm định nội dung đơn
Trong vòng 9 tháng kể từ khi công bố đơn, Cục SHTT sẽ thẩm định nội dung đơn và xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu thông qua các điều kiện bảo hộ.
➤ Bước 5: Thông báo kết quả chấp nhận/từ chối đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam:
- Thông báo từ chối bảo hộ bằng văn bản: Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng các yêu cầu bảo hộ.
- Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và đăng công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp: Nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ.
Lưu ý:
Sau khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức đăng ký bảo hộ cần đóng bổ sung các khoản lệ phí theo quy định.
➤ Bước 6: Cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
Trong vòng từ 2 – 3 tháng sau khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam, Cục SHTT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
➣ Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
—
Để tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo tính pháp lý tốt nhất khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương hiệu tại Luật Tín Minh.
- Mức phí dịch vụ chỉ từ 1.475.000 đồng - từ 3 ngày hoàn thành xong bộ hồ sơ.
- Luật Tín Minh cam kết:
- Hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý phức tạp cũng như những quy định rườm rà khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu.
- Theo dõi, bám sát toàn bộ quá trình Cục SHTT thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu cho đến khi nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
- Bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu.
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
Khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam, cá nhân/tổ chức cần lưu ý những điều sau:
1. Thẩm quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
➧ Đối với các cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức/cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất/kinh doanh tại Việt Nam:
- Có thể trực tiếp tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Thông qua đại diện pháp lý được ủy quyền tại Việt Nam.
➧ Đối với cá nhân/tổ chức không thường trú, không có cơ sở sản xuất/kinh doanh tại Việt Nam: Bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua đại diện pháp lý ủy quyền tại Việt Nam.
2. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam sẽ có thay đổi tùy theo thời điểm đăng ký bảo hộ. Do vậy, trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức cần kiểm tra lại mức lệ phí được quy định tại thời điểm đăng ký.
Lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được chia ra 2 lần đóng:
- Lần 1: Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
- Lần 2: Sau khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn nước ngoài tại Việt Nam.
Lưu ý: Thời gian kể từ thời điểm đóng lệ phí lần 1 đến thời điểm đóng lệ phí lần 2 có thể kéo dài từ 12 – 14 tháng.
3. Thời gian đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định, tổng thời gian từ khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam đến khi nhận được văn bằng bảo hộ sẽ trong khoảng 15 tháng. Tuy nhiên, thực tế, quy trình này có thể kéo dài từ 16 – 18 tháng kể từ thời điểm Cục SHTT nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam là 10 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.
- Sau khi văn bằng bảo hộ hết hạn, cá nhân/tổ chức nước ngoài cần tiến hành thủ tục gia hạn thời gian bảo hộ nhãn hiệu nếu muốn duy trì những lợi ích liên quan.
➣ Tham khảo thêm:
VI. Câu hỏi thường gặp về đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các thành phần sau:
- 2 bản tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- 5 mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
- Danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký bảo hộ nếu đóng phí qua bưu chính hoặc qua tài khoản ngân hàng.
- …
➣ Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam thực hiện như thế nào?
Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam được tiến hành như sau:
- Tra cứu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ.
- Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
➣ Xem chi tiết: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
3. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày cấp giấy đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
4. Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam kéo dài trong bao lâu?
Theo quy định, tổng thời gian từ khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam đến khi nhận được văn bằng bảo hộ sẽ trong khoảng 15 tháng, cụ thể:
- Từ khi nộp hồ sơ đến khi hoàn tất thẩm định đơn: 1 tháng.
- Từ khi thẩm định đơn đến khi công bố đơn: 2 tháng.
- Từ khi công bố đơn đến khi trả kết quả thẩm định nội dung: 9 tháng.
- Từ khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ đến khi được cấp: 2 – 3 tháng.
Tuy nhiên, thực tế, quy trình đăng ký cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể kéo dài từ 16 – 18 tháng.
5. Lý do nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam?
Cá nhân/tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để được bảo đảm các quyền lợi hợp pháp đối với nhãn hiệu của mình. Đồng thời, hạn chế tối đa những rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt động tại Việt Nam.
➣ Xem chi tiết: Lý do đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
6. Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam?
Một số vấn đề bạn cần lưu ý khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam như:
- Thẩm quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
- Thời gian đăng ký nhãn hiệu.
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.
➣ Xem chi tiết: Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.