Hợp đồng góp vốn là gì? Phân loại và quy định về hợp đồng góp vốn. Tải miễn phí mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh, mẫu hợp đồng góp vốn mua đất, đầu tư…
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
- Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
II. Hợp đồng góp vốn là gì? Các loại hợp đồng góp vốn
Hiện tại, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về hợp đồng góp vốn. Tuy nhiên:
- Dựa theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên (có thể là tổ chức với tổ chức, cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức…) về việc thay đổi, xác lập hoặc chấm dứt về quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên tham gia hợp đồng.
- Theo Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn là việc tổ chức, cá nhân góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sử dụng đất hay các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam (căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh Nghiệp 2020).
➨ Như vậy, dựa vào phân tích trên, có thể hiểu hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên về việc cùng góp tiền, tài sản… để thực hiện mục đích chung, chẳng hạn như: thành lập công ty, đầu tư, kinh doanh, mua đất...
Hợp đồng góp vốn sau khi ký kết và có hiệu lực sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý đối với các bên tham gia góp vốn. Theo đó, các bên góp vốn phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng.
➣ Tham khảo thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Hiện nay, về cơ bản hợp đồng góp vốn gồm có 2 loại chính:
- Hợp đồng góp vốn thành lập công ty, tăng vốn điều lệ của công ty.
- Hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh, đầu tư.
Tùy theo nhu cầu, mục đích hợp tác mà cá nhân/tổ chức lựa chọn loại hợp đồng góp vốn thích hợp.
➤ Hợp đồng góp vốn thành lập công ty, tăng vốn điều lệ
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp, tăng vốn điều lệ là loại văn bản thỏa thuận giữa các bên cùng tham gia góp tiền, vàng, ngoại tệ, quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ… để thành lập công ty hoặc tăng vốn điều lệ doanh nghiệp.
Hợp đồng góp vốn này thường được sử dụng tại công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
➤ Hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư
Đây là loại văn bản thỏa thuận góp vốn giữa các bên tham gia với mục đích để hợp tác kinh doanh hoặc hợp tác đầu tư.
Theo đó, các bên tham gia hợp đồng góp vốn sẽ thỏa thuận thống nhất với nhau về việc góp vốn để thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân. Ngoài ra, trong hợp đồng cũng sẽ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cũng như phần lợi nhuận mà các bên tham gia nhận được.
➣ Tham khảo thêm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại.
III. Mẫu hợp đồng góp vốn - tải miễn phí
Tại nội dung này, Luật Tín Minh tổng hợp một số mẫu hợp đồng góp vốn thông dụng. Tùy vào mục đích sử dụng, cá nhân/tổ chức có thể tham khảo và tải mẫu phù hợp.
1. Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh
Hợp đồng góp vốn kinh doanh là loại văn bản pháp lý được ký kết giữa các bên tham gia với mục đích góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc dự án với mục đích kinh doanh. Hợp đồng này xác định cụ thể về tỷ lệ góp vốn, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, cách thức phân chia lợi nhuận và xử lý rủi ro.
⤓ Tải mẫu miễn phí: Hợp đồng góp vốn kinh doanh.
2. Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư, hợp tác kinh doanh
Hợp đồng góp vốn đầu tư là loại văn bản pháp lý được thiết lập giữa các tổ chức hoặc cá nhân với mục đích cùng hợp tác, đầu tư vào một dự án cụ thể. Hợp đồng này quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia, bao gồm việc góp vốn, quản lý dự án, phương thức và tỷ lệ phân chia lợi nhuận khi dự án đạt được hiệu quả.
⤓ Tải mẫu miễn phí:
3. Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất
Hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận giữa các bên góp vốn về việc góp tiền hoặc các tài sản khác để đầu tư, mua một diện tích/mảnh đất nào đó. Hợp đồng sau khi được ký kết và có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Theo đó, các bên phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng.
⤓ Tải mẫu miễn phí: Hợp đồng góp vốn mua đất.
4. Mẫu hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Đây là loại hợp đồng về quyền sử dụng đất, chỉ sự thỏa thuận giữa các bên về việc chuyển quyền sử dụng đất của bên góp vốn để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp.
⤓ Tải mẫu miễn phí: Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
IV. Quy định về hợp đồng góp vốn
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về mẫu hợp đồng góp vốn. Vì thế, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau để soạn thảo hợp đồng góp vốn sao cho phù hợp. Tuy nhiên để hợp đồng chặt chẽ, đầy đủ tính pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên và hạn chế tranh chấp xảy ra, hợp đồng cần có các nội dung sau:
- Thông tin các bên tham gia ký kết hợp đồng: Tên, địa chỉ, thông tin liên hệ của từng bên góp vốn.
- Đối tượng của hợp đồng góp vốn: Mục đích của việc góp vốn để làm gì, ví dụ kinh doanh, đầu tư, mua đất, mở công ty…
- Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán vốn góp: Ghi rõ thanh toán bằng phương thức nào (tiền mặt hay chuyển khoản…) và thời gian thanh toán xong số vốn góp.
- Phân chia lợi nhuận và chịu lỗ: Cách thức phân chia lợi nhuận và chịu lỗ (nếu có) theo tỷ lệ góp vốn.
- Hiệu lực của hợp đồng góp vốn: Thời hạn hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
- Giải quyết tranh chấp: Nội dung này để giải quyết các tranh chấp nếu các bên không thể thỏa hiệp được với nhau khi đang thực hiện hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Các quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.
- Các điều khoản khác tùy vào thỏa thuận của các bên tham gia.
V. Lưu ý cần biết khi soạn thảo hợp đồng góp vốn
Để phòng tránh các rủi ro có thể gặp phải sau khi ký kết hợp đồng góp vốn, cá nhân/tổ chức tham gia soạn thảo hợp đồng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Hợp đồng góp vốn cần có đầy đủ các nội dung cần thiết (như Luật Tín đã chia sẻ ở trên).
- Các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng và dễ hiểu.
- Có thể tham khảo ý kiến luật sư hoặc nhờ đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ để đảm bảo hợp đồng hợp pháp, đầy đủ và bảo vệ quyền, lợi ích của đôi bên.
- Do khi thực hiện hợp đồng góp vốn không thể lường trước các tình huống phát sinh hoặc rủi ro có thể xảy ra, nên các bên tham gia nên ghi thêm điều khoản được sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng để có thể cùng thỏa thuận lại các vấn đề phát sinh.
- Hợp đồng góp vốn có thể được soạn thảo dưới dạng hợp đồng điện tử hoặc hợp đồng giấy.
- Cần thực hiện công chứng đối với hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Nhưng để hạn chế tối đa các tranh chấp phát sinh, bạn nên công chức tất cả các loại hợp đồng góp vốn dù luật có yêu cầu hay không.
VI. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn tại Luật Tín Minh
Hợp đồng nói chung và hợp đồng góp vốn nói riêng là văn bản pháp lý quan trọng trong các giao dịch dân sự. Đây cũng là cơ sở để đảm bảo quyền, lợi ích của các bên tham gia cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có. Do vậy, để hợp đồng đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ, hợp pháp và tránh những rủi ro không đáng có thì các bên tham gia phải nắm rõ nội dung, quy trình, các điều khoản và quy định pháp luật.
Luật Tín Minh cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn với chi phí chỉ từ 1.000.000 đồng, thời gian hoàn thành dịch vụ nhanh gọn từ 1 ngày làm việc. Các trường hợp soạn thảo, rà soát hợp đồng vốn góp tại Luật Tín Minh gồm:
- Hợp đồng góp vốn đầu tư.
- Hợp đồng góp vốn mua đất.
- Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp/công ty.
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng góp vốn kinh doanh (bao gồm: mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân, hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa 2 cá nhân, hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa 3 cá nhân, hợp đồng góp vốn kinh doanh giữa cá nhân với tổ chức…).
- Các loại hợp đồng khác.
Để sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản sau:
- Thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng góp vốn:
- Hộ chiếu/CCCD (nếu là cá nhân).
- Giấy phép kinh doanh (nếu là tổ chức/doanh nghiệp).
- Thời hạn và hiệu lực của hợp đồng góp vốn.
- Giá trị hợp đồng và thời hạn, phương thức thanh toán vốn góp.
- Nội dung cơ bản mà các bên tham gia góp vốn muốn hướng đến.
- Quyền, trách nhiệm của các bên liên quan nếu đã có thỏa thuận.
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng.
Nếu cá nhân/tổ chức có thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng, rà soát hợp đồng góp vốn hay các loại hợp đồng khác, hãy liên hệ cho Luật Tín Minh theo số hotline 0983.081.379 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.
VII. Câu hỏi liên quan về hợp đồng góp vốn
1. Hợp đồng góp vốn là gì?
hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên về việc cùng góp tiền, tài sản… để thực hiện mục đích chung, chẳng hạn như: thành lập công ty, đầu tư, kinh doanh, mua đất...
Hợp đồng góp vốn sau khi ký kết và có hiệu lực sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý đối với các bên tham gia góp vốn. Theo đó, các bên góp vốn phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng.
➣ Xem chi tiết: Khái niệm về hợp đồng góp vốn.
2. Hợp đồng góp vốn có mấy loại?
Về cơ bản, hợp đồng góp vốn có 2 loại chính:
- Hợp đồng góp vốn thành lập công ty, tăng vốn điều lệ của công ty.
- Hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh, đầu tư.
➣ Xem chi tiết: Các loại hợp đồng góp vốn phổ biến hiện nay.
3. Hợp đồng góp vốn thành lập công ty/doanh nghiệp là gì?
Hợp đồng góp vốn thành lập công ty là văn bản thỏa thuận giữa các bên cùng tham gia góp tiền, vàng, ngoại tệ, quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ…để thành lập công ty hoặc tăng vốn điều lệ doanh nghiệp.
Công ty cổ phần và công ty TNHH 1 thành viên trở lên là 2 loại hình công ty thường áp dụng loại hợp đồng góp vốn này.
4. Hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư là gì?
Đây là loại văn bản thỏa thuận góp vốn giữa các bên tham gia với mục đích đề hợp tác kinh doanh hoặc hợp tác đầu tư. Các bên tham gia hợp đồng sẽ thỏa thuận thống nhất với nhau góp vốn để thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân. Ngoài ra, hợp đồng cũng sẽ quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cũng như phần lợi nhuận mà các bên tham gia nhận được trong hợp đồng.
5. Hợp đồng góp vốn cần có những nội dung cần thiết nào?
Để hợp đồng chặt chẽ, đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên và hạn chế tranh chấp xảy ra, hợp đồng góp vốn cần có các nội dung sau:
- Thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng góp vốn.
- Đối tượng của hợp đồng góp vốn.
- Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán vốn góp.
- Phân chia lợi nhuận và chịu thua lỗ.
- Hiệu lực của hợp đồng góp vốn.
- Giải quyết tranh chấp.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Các điều khoản khác tùy vào thỏa thuận của các bên tham gia.
6. Các lưu ý cần biết khi soạn thảo hợp đồng góp vốn?
Khi các bên tham gia soạn thảo hợp đồng góp vốn cần lưu ý:
- Hợp đồng góp vốn cần có đầy đủ các nội dung cần thiết.
- Các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng và dễ hiểu.
- Có thể tham khảo ý kiến luật sư hoặc nhờ đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ để đảm bảo hợp đồng hợp pháp, đầy đủ và bảo vệ quyền, lợi ích của các bên.
- Các bên tham gia nên ghi thêm điều khoản được sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng để cùng thỏa thuận lại các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng.
- Hợp đồng góp vốn có thể soạn thảo dưới dạng hợp đồng điện tử hoặc hợp đồng giấy.
- Cần công chứng hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Nhưng bạn nên công chức tất cả các loại hợp đồng góp vốn khác dù luật không yêu cầu nhằm tránh các tranh chấp phát sinh.
7. Chi phí dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?
Hiện tại, chi phí dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn tại Luật Tín Minh là 1.000.000 đồng, hoàn thành chỉ từ 1 ngày làm việc.
Cá nhân/tổ chức liên hệ Luật Tín Minh qua số hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết về dịch vụ.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.