Luật Tín Minh

Quy định về soạn thảo & mẫu Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa như: đối tượng, chủ thể, nội dung, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa…

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
  • Luật Thương mại 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

II. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa. Song, căn cứ vào các quy định tại Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu đơn giản, hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận được xác lập giữa bên mua và bên bán về việc:

  • Bên bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng, chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền thanh toán.
  • Bên mua nhận hàng, quyền sở hữu hàng hóa và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền tương ứng với giá trị hàng hóa theo quy định cho bên bán.

Tùy vào loại hàng hóa, phạm vi giao dịch và tình hình thực tế mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa khác nhau. Một số ví dụ về hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến hiện nay:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty.
  • Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa.
  • Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa.

III. Các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa thông dụng

Thực tế, pháp luật hiện không ban hành mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể. Vì vậy, tùy theo thỏa thuận giữa đổi bên, tình hình thực tế mà cá nhân, tổ chức có thể tự soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp, miễn sao đảm bảo nội dung không trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội. 

Dưới đây là hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế mà bạn có tham khảo:

⤓ Tải mẫu miễn phí:

IV. Quy định về soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa

Về cơ bản, để soạn thảo một bản hợp đồng mua bán hàng hóa đúng pháp lý, đầy đủ nội dung cần thiết, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và hạn chế tối đa rủi ro thì cá nhân, tổ chức cần nắm được các quy định pháp luật liên quan sau đây:

1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ thể tham gia soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (bao gồm cả bên mua và bên bán) đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch mua bán hàng hóa được xác lập.
  • Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, không bị cưỡng chế, ép buộc từ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.

2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại Điều 431 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 25 Luật Thương mại 2005, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là những mặt hàng không bị cấm hoặc bị hạn chế kinh doanh. Trong đó: 

➧ Danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

  • Pháo nổ.
  • Toàn bộ hoặc một phần cơ thể người như mô, cơ quan nội tạng, bào thai…
  • Ma túy: Các chất, nhóm chất quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020.
  • Các khoáng vật, hóa chất cấm quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020.
  • Mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục III luật này và Phụ lục I Công ước quốc tế về buôn bán thực vật, động vật hoang dã, nguy cấp.

➧ Đối với những hàng hóa kinh doanh có điều kiện hay hàng hóa bị hạn chế kinh doanh: Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán và hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật khi thực hiện việc mua bán. 

3. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa cần lưu ý về hình thức bản hợp đồng, được quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005, cụ thể:

  • Có thể được thể hiện văn bản, lời nói hoặc được xác lập bằng các hành vi cụ thể. 
  • Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa được pháp luật quy định lập thành văn bản thì bắt buộc phải lập thành văn bản. Ví dụ: hợp đồng mua bán bất động sản, hợp đồng mua bán đấu giá hàng hóa…

4. 9 nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa

Pháp luật hiện hành không có quy định về việc áp dụng một mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015, nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa cần thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản sau:

➤ Thứ nhất, thông tin pháp lý của bên bán và bên mua: 

  • Đối với cá nhân: tên, địa chỉ, số CCCD/hộ chiếu, thời gian cấp và nơi cấp CCCD/hộ chiếu, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng.
  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp: tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế/mã số doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, số tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân của người đại diện pháp luật… 

➤ Thứ hai, danh mục hàng hóa chi tiết và tổng giá trị hợp đồng: 

  • Bao gồm các thông tin như tên, số lượng hàng hóa, đơn vị tính/quy cách, thông tin kỹ thuật, hạn sử dụng, đơn giá, tổng tiền bên mua cần thanh toán (tổng giá trị hợp đồng)…
  • Tổng giá trị hợp đồng mua bán hàng hóa cần được thể hiện bằng cả số và chữ.

➤ Thứ ba, thỏa thuận về việc giao nhận hàng hóa

Bên mua và bên bán thỏa thuận với nhau về thời gian giao hàng, địa điểm nhận hàng, phương thức giao nhận, chi phí vận chuyển, cách thức kiểm hàng…

➤ Thứ tư, thỏa thuận về việc bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa: 

Hợp đồng mua bán hàng hóa cần có nội dung về việc:

  • Bên bán chịu trách nhiệm hướng dẫn bên mua sử dụng và bảo quản từng loại hàng hóa (nếu cần).
  • Quy định về hình thức, thời hạn bảo hành đối với từng mặt hàng cụ thể (nếu có).

➤ Thứ năm, thỏa thuận về phương thức thanh toán: 

Hai bên trao đổi thống nhất về hình thức thanh toán (chuyển khoản/tiền mặt…), thời gian thanh toán, số lần thanh toán, yêu cầu về việc đặt cọc… 

Lưu ý:

Phương thức thanh toán mà 2 bên thỏa thuận phải phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

➤ Thứ sáu, quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán: 

Hợp đồng mua bán hàng hóa phải thể hiện rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng của các bên tham gia ký kết.

➤ Thứ bảy, thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: 

Đây là điều khoản giúp các bên hạn chế rủi ro và thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với việc vi phạm nội dung thỏa thuận trong hợp đồng: 

  • Phạt hành vi vi phạm về giao hàng như: giao hàng không đúng hạn, giao thiếu, giao sai quy cách, chất lượng hàng hóa không đảm bảo…
  • Phạt hành vi vi phạm về thanh toán như: bên mua thanh toán tiền không đúng hạn, thanh toán không đầy đủ…
  • Phạt các hành vi vi phạm liên quan đến việc bảo hành sản phẩm.

➤ Thứ tám, thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Đối với nội dung này, thông thường các bên sẽ thỏa thuận phương án giải quyết rủi ro, tranh chấp như sau: 

  • Giải quyết rủi ro, tranh chấp bằng cách các bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau.
  • Trường hợp thương lượng không thành, các bên sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại hoặc Tòa án.

➤ Thứ chín, hiệu lực và thời hạn thực hiện hợp đồng: 

Thông thường, hợp đồng mua bán sẽ có hiệu lực tại thời điểm các bên tham gia ký kết và kết thúc tại thời điểm các bên hoàn thành các nghĩa vụ liên quan và thanh lý hợp đồng (chấm dứt hợp đồng) .

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mua bán hàng hóa được thanh lý trong các trường hợp sau:

  • Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và nhận đầy đủ quyền lợi đã thỏa thuận.
  • Các bên tự thỏa thuận về việc thanh lý hợp đồng.
  • Một trong các bên đã qua đời hoặc không còn tồn tại.
  • Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Không thể thực hiện hợp đồng do các nguyên nhân như: đối tượng hợp đồng không còn, hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
  • Trường hợp bắt buộc thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: 

  1. Các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa phải đảm bảo tuân thủ quy tắc đạo đức và quy định của pháp luật.
  2. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bên có thể giản lược hoặc bổ sung thêm các nội dung khác phù hợp vào bản hợp đồng mua bán hàng hóa.

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

V. Dịch vụ soạn thảo, rà soát hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Tín Minh

Với chi phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng, Luật Tín Minh sẽ hỗ trợ khách hàng soạn thảo, rà soát hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế nhanh chóng, chính xác, đúng luật.

➧ Luật Tín Minh nhận soạn thảo, rà soát hầu hết các loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông dụng nhất như:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa của cá nhân trong nước/quốc tế.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty trong nước/quốc tế.
  • Hợp đồng nguyên tắc về việc mua bán hàng hóa trong nước/quốc tế.
  • Hợp đồng kinh tế về việc mua bán hàng hóa trong nước/quốc tế.

➧ Tốc độ hoành thành dịch vụ nhanh: Chỉ từ 1 - 4 ngày.

➧ Luật Tín Minh cam kết với khách hàng:

  • Trực tiếp luật sư am hiểu pháp luật đa lĩnh vực tư vấn, chịu trách nhiệm soạn thảo, rà soát hợp đồng.
  • Hợp đồng hoàn thiện đảm bảo về: tính pháp lý, nội dung chính xác, thể hiện đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.
  • Báo giá dịch vụ chi tiết ngay tại bước tư vấn thông tin dịch vụ, không phát sinh thêm.
  • Ký kết hợp đồng dịch vụ với: nội dung dịch vụ minh bạch - thông tin chi phí rõ ràng - cam kết thời gian hoàn thành - cam kết bảo mật thông tin khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm với nội dung bản hợp đồng mua bán hàng hóa do Luật Tín Minh soạn thảo.

Liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để nhận tư vấn chi tiết thông tin và báo giá dịch vụ chính xác nhất.

Xem chi tiết: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa - 1 ngày xong.

VI. Câu hỏi về hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp

1. Có các loại hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến nào?

Một số ví dụ về các loại hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế phổ biến nhất hiện nay: hợp đồng mua bán hàng hóa cá nhân, hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty, hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa, hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa…

Xem chi tiết: Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông dụng

2. Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất ở đâu?

Bạn có thể tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản tham khảo tại đây:

Xem chi tiết: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản

3. Soạn hợp đồng mua bán hàng hóa cần lưu ý những gì?

Trong quá trình soạn thảo các loại hợp đồng mua bán hàng hóa, cá nhân, tổ chức, công ty cần lưu ý về các quy định pháp luật có liên quan đến: 

  • Chủ thể ký kết hợp đồng.
  • Đối tượng của hợp đồng.
  • Hình thức của hợp đồng.
  • Nội dung bản hợp đồng.

Xem chi tiết: Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

4. Khi nào được thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa?

Thanh lý hợp đồng (chấm dứt hợp đồng) mua bán hàng hóa được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và nhận đầy đủ quyền lợi đã thỏa thuận.
  • Các bên tự thỏa thuận về việc thanh lý hợp đồng.
  • Một trong các bên chết hoặc không còn tồn tại.
  • Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Không thể thực hiện hợp đồng do các lý do như: đối tượng hợp đồng không còn, hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
  • Các trường hợp cần thanh lý hợp đồng khác theo quy định của pháp luật.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!