Hướng dẫn quy định mới cách đặt tên doanh nghiệp có ý nghĩa, theo luật. Nguyên tắc, gợi ý cách đặt tên cho công ty không bị trùng. Tra cứu tên doanh nghiệp.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020, hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp cần phải đặt tên của công ty dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể:
1. Quy định về các thành tố của tên công ty
Tại Điều 37 và Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tên công ty, doanh nghiệp phải bao gồm 2 thành tố là: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Mỗi thành tố cần đảm bảo các quy định nhất định như sau:
➨ Đối với thành tố “loại hình doanh nghiệp”:
- Cần thuộc 1 trong 5 loại hình công ty: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
- Cách viết như sau:
- Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có thể viết là: Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty TNHH.
- Đối với loại hình công ty cổ phần có thể viết là: Công ty cổ phần hoặc công ty CP.
- Đối với loại hình công ty hợp danh có thể viết là: Công ty hợp danh hoặc công ty HD.
- Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân có thể viết là: Doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp TN hoặc DNTN.
➨ Đối với thành tố “tên riêng” của công ty:
- Cá nhân, tổ chức có thể tùy chọn đặt tên riêng cho công ty của mình, miễn không vi phạm các điều cấm khi đặt tên cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
- Tên riêng của công ty được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W và có thể kèm theo các ký hiệu hoặc các chữ số.
- Nếu doanh nghiệp muốn đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài thì tên nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng của một trong các nước có sử dụng hệ thống chữ La-tinh. Tên nước ngoài có thể dịch đúng nghĩa hoặc tương đương với nghĩa của tên tiếng Việt.
- Nếu cần, doanh nghiệp có thể đặt tên viết tắt cho công ty của mình từ tên tiếng Việt hoặc tên nước ngoài.
Trong quá trình lựa chọn và đặt tên cho công ty, doanh nghiệp cần lưu ý tránh những điều cấm theo quy định tại Điều 38, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:
- Không được chọn đặt tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó (kể cả tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt), áp dụng trên phạm vi toàn quốc (*).
- Không được đặt theo toàn bộ hoặc 1 phần tên của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân… (trừ trường hợp được các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó chấp thuận).
- Tuyệt đối không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm văn hóa, đạo đức, truyền thống lịch sử và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Lưu ý:
(*) Tên của công ty, doanh nghiệp bị xác định là trùng hoặc gây nhầm lẫn trong các trường hợp sau:
- Tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt của công ty giống với tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Tên tiếng Việt của công ty trùng cách đọc với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Tên riêng của công ty chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại hình đã đăng ký trước 1 chữ số, 1 số thứ tự, 1 chữ cái được viết liền hoặc viết cách ngay sau tên của doanh nghiệp đó.
- Tên riêng của công ty chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại hình đã đăng ký trước 1 ký hiệu như: “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”.
- Tên riêng của công ty chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại hình đã đăng ký trước bởi 1 chữ “tân” hoặc “mới” viết liền hoặc cách ngay sau hoặc đứng trước tên riêng của doanh nghiệp đó.
- Tên riêng của công ty chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại hình đã đăng ký trước bởi thêm vào một trong các cụm từ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam”, “miền Tây”, “miền Đông”.
Dưới đây, Luật Tín Minh sẽ hướng dẫn và gợi ý cho bạn 7 cách đặt tên công ty, doanh nghiệp hay và có ý nghĩa. Lưu ý, dù bạn lựa chọn cách đặt tên công ty nào thì cũng cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật mà Luật Tín Minh đã chia sẻ ở trên.
1. Đặt tên công ty theo tên chủ doanh nghiệp hoặc người thân
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng họ tên của chủ doanh nghiệp hoặc tên của người thân (vợ, chồng, con…) để đặt tên cho công ty của mình. Thậm chí, bạn có thể sử dụng tên của các anh hùng liệt sĩ hoặc người bạn hâm mộ để đặt tên cho công ty.
Ví dụ:
- Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) được đặt theo tên của con trai ông bầu Đức (Chủ tịch tập đoàn HAGL).
- Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo được đặt theo tên của vị anh hùng Trần Hưng Đạo.
Không chỉ ở Việt Nam mà các doanh nghiệp tại các nước khác trên thế giới cũng ưa chuộng cách đặt tên công ty này. Điển hình có thể kể đến như:
- Ở Mỹ, The Trump Organization LLC là công ty của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
- Ở Nhật, Công ty chế tạo thiết bị điện tử Nhật Bản Casio được đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao.
2. Đặt tên công ty, doanh nghiệp theo phong thủy
Nhiều doanh nghiệp ưu tiên đặt tên công ty mang ý nghĩa may mắn, nhằm mong muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi, gặt hái được nhiều thành công.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp thường lựa chọn đặt tên công ty theo phong thuỷ, theo mệnh kim - mộc - thủy - hỏa - thổ, hợp với chủ doanh nghiệp.
Ví dụ:
- Đặt tên công ty phù hợp với mệnh thổ như: An Khang, An Cường, An Phát…
- Tên công ty phù hợp với mệnh thuỷ như: Hưng Phát, Hưng Vượng, Đại Ngân…
- Chủ doanh nghiệp mệnh hỏa có thể lựa chọn tên công ty là: Thắng Lợi, Thịnh Phát, Toàn Thắng...
3. Đặt tên công ty theo dãy số có ý nghĩa may mắn
Ngoài đặt tên công ty theo phong thủy, theo mệnh thì đặt tên theo dãy số mang ý nghĩa may mắn cũng là cách đặt tên doanh nghiệp hay mà nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn.
Luật Tín Minh ví dụ một vài dãy số thường được lựa chọn đặt tên công ty như: 6868 ý nghĩa là “lộc phát tài”, 6886 có nghĩa là “lộc phát - phát lộc”, 789 nghĩa là “phát - trường - cửu” (tượng trưng cho sự phát triển bền vững).
4. Đặt tên doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh
Sử dụng ngành nghề kinh doanh là cách đặt tên công ty khá đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng với khách hàng và đối tác cũng như hạn chế khả năng trùng lặp.
Một số ví dụ điển hình về cách đặt tên công ty theo ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Công ty cổ phần thủy sản Hưng Thịnh: Hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
- Công ty cổ phần thực phẩm 6868: Hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
- Công ty TNHH TM DV Giấy Thuận Phát: Kinh doanh mặt hàng giấy các loại.
5. Đặt tên viết tắt cho công ty, doanh nghiệp
Đăng ký thêm tên viết tắt là việc doanh nghiệp nên làm nếu lựa chọn đặt tên công ty dài hoặc khó nhớ. Sử dụng tên viết tắt sẽ giúp việc trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác hay việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu trở nên dễ dàng hơn.
Như Luật Tín Minh đã đề cập ở trên, tên viết tắt của công ty có thể được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.
Ví dụ về những tên doanh nghiệp hay, ấn tượng và dễ nhớ:
- Công ty cổ phần sữa Việt Nam được khách hàng và đối tác nhớ đến với tên viết tắt là Vinamilk.
- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam luôn được gọi bằng tên VNPT (là tên viết tắt từ tên tiếng Anh của đơn vị: Vietnam Posts and Telecommunications Group).
- Ngân hàng Á Châu gây ấn tượng với tên viết tắt ACB.
6. Đặt tên công ty, doanh nghiệp theo địa danh nổi tiếng
Đặt tên theo địa danh là một trong những cách đặt tên hay và ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Với cách đặt tên này, doanh nghiệp dễ dàng tạo thiện cảm với người dân địa phương và có lợi trong việc phát triển kinh doanh những lĩnh vực có liên quan đến vùng, miền (ví dụ như kinh doanh đặc sản địa phương, dịch vụ du lịch, hoạt động xuất - nhập khẩu…).
Một số gợi ý về cách đặt tên công ty theo địa danh hay:
- Thêm địa danh vào tên công ty như: Nước mắm Phú Quốc, Bia Sài Gòn, Sữa tươi Mộc Châu…
- Lấy tên địa danh vốn nổi tiếng với sản phẩm mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, như: Chè Thái Nguyên, Vang Đà Lạt, Yến sào Khánh Hòa…
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể sử dụng tên của các nước đang hoạt động để đặt tên cho công ty như: Công ty TNHH quốc tế Việt Trung, Tập đoàn Việt Mỹ…
7. Cách đặt tên doanh nghiệp, công ty theo cảm hứng
Ngoài 6 cách đặt tên doanh nghiệp hay và ý nghĩa trên, bạn cũng có thể cân nhắc đặt tên công ty dựa vào một biểu tượng truyền cảm hứng như: các loài hoa, danh lam thắng cảnh, con vật, vị thần, vì sao… Đặc biệt, nếu biểu tượng đó có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty thì càng tăng thêm hiệu quả mà tên công ty mang lại.
Chẳng hạn như:
- Công ty TNHH TMDV Hoa Sen lấy cảm hứng từ hoa sen.
- Công ty TNHH Du Lịch Hạ Long Tourist lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long.
- Công ty TNHH thời trang Venus lấy cảm hứng từ thần Vệ Nữ - một vị thần trong thần thoại La Mã.
IV. Cách tra cứu tên doanh nghiệp, công ty
Hiện nay, Việt Nam có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động và mỗi doanh nghiệp đều đăng ký một tên riêng biệt. Điều này có nghĩa tỷ lệ tên công ty mà bạn dự kiến đặt cho doanh nghiệp của mình trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác là rất cao.
Do đó, để đảm bảo tên công ty của mình không bị trùng, đúng với quy định pháp luật, bạn nên tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp trước khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp. Việc này sẽ góp phần giúp quá trình mở công ty của bạn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Bạn có thể thực hiện tra cứu tên doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Luật Tín Minh. Với chi phí từ 1.200.000 đồng, bạn sẽ không cần phải mất thời gian, công sức:
- Tìm hiểu các quy định pháp luật về đặt tên công ty, doanh nghiệp nói riêng và các quy định pháp lý có liên quan khác nói chung.
- Đau đầu suy nghĩ về cách đặt tên công ty sao cho hay, ý nghĩa, dễ nhớ và dễ tạo ấn tượng đối với khách hàng, đối tác.
- Tra cứu, kiểm tra tính hợp pháp của tên công ty mà mình dự kiến đặt.
- Tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Luật Tín Minh sẽ giúp thay bạn thực hiện thủ tục thành lập công ty từ A - Z và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ sau khoảng từ 5 ngày làm việc.
Liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
➣ Xem chi tiết: Thành lập công ty trọn gói.
V. Câu hỏi thường gặp về cách đặt tên công ty, doanh nghiệp
1. Cách đặt tên công ty như thế nào là theo đúng pháp luật?
Tên công ty, doanh nghiệp đặt đúng luật là khi tuân thủ các quy tắc đặt tên công ty và không vi phạm những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
➣ Xem chi tiết: Cách đặt tên doanh nghiệp theo luật.
2. Tên viết tắt của doanh nghiệp có được trùng với tên viết tắt của công ty khác không?
Không. Doanh nghiệp có thể đăng ký tên viết tắt cho công ty, tuy nhiên không được trùng với tên viết tắt của các công ty đã đăng ký trước đó.
➣ Xem chi tiết: Cách đặt tên công ty không bị trùng.
3. Cách tra cứu tên công ty, doanh nghiệp?
Trước khi đăng ký thành lập công ty, bạn có thể tra cứu tên công ty, doanh nghiệp bằng cách:
- Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Liên hệ Luật Tín Minh theo số hotline 0983.081.379 để được tư vấn chi tiết về cách đặt tên công ty đúng luật, hay và mang ý nghĩa may mắn.
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói.
4. Cách đặt tên công ty, doanh nghiệp hay là gì?
Bạn có thể áp dụng 7 cách đặt tên doanh nghiệp theo luật, hay mang ý nghĩa may mắn mà Luật Tín Minh đã chia sẻ trong bài viết như: đặt tên công ty theo tên chủ doanh nghiệp hoặc người thân, đặt tên theo chữ số có ý nghĩa với mình, đặt tên theo địa danh, theo ngành nghề kinh doanh…
➣ Xem chi tiết: 7 cách đặt tên công ty mang ý nghĩa may mắn.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.