
Tổng hợp các quy định mới về bảo hiểm y tế 2025 theo Luật BHYT 2024: chuyển tuyến bảo hiểm y tế, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, cấp thẻ bảo hiểm y tế điện tử, thời hạn đóng BHYT…
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế 2008, hiệu lực từ 01/07/2009.
- Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024, hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- Thông tư 22/2024/TT-BYT, hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
- Thông tư 01/2025/TT-BYT, hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
II. Các quy định mới về bảo hiểm y tế 2025 theo Luật BHYT 2024, từ 01/07/2025
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 (Luật BHYT 2024) đã được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2025. So với Luật Bảo hiểm y tế 2008 (Luật BHYT 2008), Luật BHYT 2024 có nhiều điểm mới, trong đó có 10 điểm trọng tâm sau:
Theo Điều 26 Luật BHYT 2008, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký nơi khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu cần tuân thủ quy định sau:
- Chỉ được đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương (trừ các trường hợp được đăng ký tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương theo quy định của Bộ Y tế).
- Đăng ký nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu gần nơi cư trú, học tập, làm việc của người tham gia bảo hiểm y tế và phải phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ sở y tế.
Tuy nhiên, theo khoản 21 Điều 1 Luật BHYT 2024, quy định về phạm vi đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT từ năm 2025 sẽ được mở rộng, cụ thể:
- Cho phép người dân lựa chọn bất cứ cơ sở y tế nào trên phạm vi toàn quốc làm nơi đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu .
- Đồng thời, trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý, người tham gia BHYT có quyền thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.
Nếu như trước ngày 01/07/2025, Luật BHYT 2008 quy định việc người bệnh chuyển tuyến điều trị theo diện khám chữa, bệnh BHYT cần phải có hồ sơ chuyển viện hợp lệ của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, thì từ 01/07/2025, Luật BHYT 2024 đã loại bỏ quy định này.
Cụ thể, để giảm bớt gánh nặng trong thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cũng như giúp người bệnh nhanh chóng tiếp cận sự điều trị tốt nhất, Luật BHYT 2024 quy định:
- Người bệnh đang thăm khám, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu không cần xin giấy chuyển viện để chuyển tuyến đến một cơ sở khám, chữa bệnh khác. Việc chuyển tuyến được thực hiện dựa trên yêu cầu chuyên môn và khả năng đáp ứng của cơ sở khám, chữa bệnh.
- Đối với bệnh nhân mắc phải các bệnh mạn tính, bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm có thể đến thẳng cơ sở y tế chuyên sâu để theo dõi, điều trị mà không cần giấy chuyển viện.
Chú thích:
Chuyển tuyến tức là thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Khoản 17 Điều 1 Luật BHYT 2024 có quy định bổ sung thêm một số trường hợp người dân khám, chữa bệnh hưởng 100% mức hưởng BHYT, bao gồm:
- Đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp ban đầu trên phạm vi toàn quốc.
- Đi khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp cơ bản trên phạm vi toàn quốc.
- Đi khám, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cấp cơ bản, cấp chuyên sâu được xác định là tuyến huyện bởi cơ quan có thẩm quyền trước ngày 01/01/2025.
- Người được chẩn đoán xác định, điều trị bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao do Bộ Y tế quy định đi khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu.
- Người đi khám chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu có nơi sinh sống là các huyện đảo, xã đảo.
- Người thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, Luật BHYT 2024 còn mở rộng thêm quyền, lợi cho người có thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm cả bệnh nhân dưới 18 tuổi cần điều trị tật khúc xạ mắt, bệnh lác mắt. Trong khi theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì mọi trường hợp điều trị khúc xạ mắt, lác mắt đều không được hưởng BHYT.
4. Sửa đổi quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
Luật BHYT 2024 sắp xếp lại các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thành 7 nhóm, cụ thể:
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng hoặc người lao động đóng hoặc cả 2 cùng đóng.
- Nhóm được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng BHYT.
- Nhóm được đóng BHYT bằng ngân sách nhà nước.
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
- Nhóm tự đóng bảo hiểm y tế.
- Nhóm đóng BHYT theo quy định của luật, pháp lệnh (khác 5 nhóm trên).
- Nhóm đóng BHYT theo quy định của Chính phủ (khác 6 nhóm trên), bao gồm:
>> Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế giai đoạn trước ngày 01/01/2025.
>> Đối tượng khác với nhóm đối tượng nêu trên sau thời điểm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đáng chú ý, tại khoản 10 Điều 1 Luật BHYT 2024 còn bổ sung thêm vào nhóm được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối tượng nhân viên y tế tại thôn, bản và cô đỡ tại thôn, bản.
Quy định mới này thể hiện sự coi trọng, khích lệ, động viên của nhà nước cũng như đưa ra chính sách công bằng cho:
- Đội ngũ nhân viên y tế làm việc tại thôn, bản, tổ dân phố.
- Các đối tượng thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
5. Điều chỉnh quy định về thời hạn đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động
Khoản 13, Điều 1 Luật BHYT 2024 bổ sung quy định về thời hạn đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ), cụ thể:
- Trường hợp đóng BHYT hằng tháng: Nộp BHYT chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.
- Trường hợp đóng BHYT 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần: Nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng kế tiếp ngay sau khi chu kỳ đóng kết thúc.

Thẻ bảo hiểm y tế là căn cứ để người tham gia BHYT được hưởng các quyền, lợi ích về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. So với Luật BHYT 2008, Luật BHYT 2024 có bổ sung thêm quy định mới về việc cấp thẻ BHYT cho người dân như sau:
- Theo Luật BHYT 2008, thẻ bảo hiểm y tế chỉ được cấp cho người tham gia BHYT dưới hình thức là bản giấy.
- Theo Luật BHYT 2024, từ ngày 01/01/2025 người tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo 2 hình thức là bản điện tử và bản giấy (giá trị pháp lý của 2 loại thẻ này là như nhau).
➤ Như vậy, để tăng tính thuận tiện cho người dân trong việc khám, chữa bệnh BHYT, nhà nước sẽ cấp thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia BHYT từ ngày 01/01/2025.
Theo quy định của Luật BHYT 2008, trước ngày 01/07/2025, người sử dụng lao động có hành vi chậm nộp, trốn đóng BHYT sẽ phải nộp lãi chậm nộp, trốn đóng với mức bằng 2 lần lãi suất liên ngân hàng tính trên tổng số tiền, số ngày trốn đóng, chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2025, Luật BHYT 2024 có điều chỉnh về mức xử phạt vi phạm trốn đóng, nộp chậm BHYT của người sử dụng lao động (quy định tại khoản 34, Điều 1 Luật BHYT 2024) như sau:
- Thay đổi mức lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHYT thành 0,03%/ngày, tính trên số ngày và số tiền chậm nộp, trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế (*).
- Hoàn trả 100% chi phí khám, chữa bệnh (trong phạm vi được hưởng BHYT) cho người lao động trong thời gian không có thẻ BHYT do chậm đóng, trốn đóng.
- Bổ sung quy định xử phạt không được xem xét danh hiệu thi đua cùng các hình thức khen thưởng khác.
(*): Công thức tính tiền lãi chậm nộp, trốn đóng BHYT của NSDLĐ được quy định như sau:
Mức lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHYT
|
=
|
0.03%
|
x
|
Số tiền BHYT chậm đóng, trốn đóng
|
x
|
Số ngày chậm đóng, trốn đóng BHYT
|
➤ Như vậy, so với Luật BHYT 2008, Luật BHYT 2024 điều chỉnh mức lãi chậm đóng, trốn đóng BHYT và bổ sung hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng BHYT cho người lao động. Đây là một trong những chính sách bảo hiểm y tế mới nhằm hạn chế hành vi vi phạm Luật BHYT và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.
8. Bổ sung các đối tượng được thanh toán chi phí vận chuyển cho bệnh nhân BHYT
Tại khoản 16, Điều 1 Luật BHYT 2024 bổ sung thêm các đối tượng được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh khi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú mà phải chuyển cơ sở khám chữa bệnh. Bao gồm:
- Dân quân thường trực.
- Người làm công tác cơ yếu.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND đang tại ngũ.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong CAND.
- Sĩ quan QĐND, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ.
- Người đang giữ các chức vụ: đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị trong thời hạn từ 3 tháng trở lên và chưa tham gia BHXH, BHYT.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang hoạt động tại lực lượng CAND.
- Học viên quân đội, học viên công an và học viên cơ yếu đang hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Ghi chú viết tắt:
- QĐND - Quân đội nhân dân.
- CAND - Công an nhân dân.
9. Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho hoạt động khám, chữa bệnh
So với Luật BHYT 2008, Luật BHYT 2024 có quy định điều chỉnh mức phân bổ nguồn thu BHYT phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh, quỹ dự phòng và các hoạt động bảo hiểm y tế khác. Cụ thể:
Mức phân bổ nguồn thu BHYT
|
Luật BHYT 2008
|
Luật BHYT 2024
|
Dành cho công tác khám, chữa bệnh.
|
90%
|
92%
|
Dành cho quỹ dự phòng và hoạt động quản lý quỹ dự phòng
|
10%
|
8% (trong đó ít dành ít nhất 4% cho quỹ dự phòng)
|
➤ Như vậy, Luật BHYT 2024 đã tăng mức phân bổ nguồn thu BHYT phục vụ cho hoạt động khám, chữa bệnh lên 2% so với trước đây. Điều này nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền và lợi ích của người tham gia BHYT.
10. Thay đổi cơ quan thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT
➨ Các trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT
Theo Luật BHYT 2024, cơ quan BHXH sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho người tham gia bảo hiểm y tế thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đi khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh không ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT.
- Đi khám, điều trị bệnh mà không tuân theo thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại khoản 23, Điều 1 Luật BHYT 2024.
- Các trường hợp khám, chữa bệnh khác do Chính phủ quy định.
Đây là một điểm mới nổi bật của Luật BHYT 2024, bởi trước đó Luật BHYT 2008 quy định đối với các trường hợp nêu trên, tổ chức BHYT sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
➨ Hoàn tiền mua thuốc bên ngoài cơ sở khám, chữa bệnh BHYT
Ngoài ra, tại Điều 3 Thông tư 22/2024/TT-BYT cũng bổ sung quy định mới về việc hoàn tiền mua thuốc, thiết bị y tế bên ngoài cơ sở khám, chữa bệnh.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2025, bệnh nhân sẽ được cơ quan BHXH hoàn tiền thuốc, thiết bị y tế nếu đơn thuốc, thiết bị y tế do bác sĩ khám, điều trị bệnh kê, chỉ định thuộc danh mục BHYT nhưng cơ sở khám, chữa bệnh không có loại thuốc/thiết bị y tế đó tại thời điểm kê đơn.
Việc hoàn tiền theo quy định mới này sẽ được áp dụng trong 3 trường hợp sau:
- Cơ sở khám, chữa bệnh không có thuốc/thiết bị y tế khác thay thế thuốc điều trị/thiết bị y tế mà bác sĩ kê đơn.
- Không thể thực hiện việc chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác vì lý do người bệnh không đảm bảo sức khỏe hoặc lý do khách quan khác theo quy định.
- Tại thời điểm kê đơn thuốc/chỉ định sử dụng thiết bị y tế mà cơ sở khám, chữa bệnh không có hoặc chưa chọn được nhà thầu cung cấp.
III. Các câu hỏi phổ biến về Luật Bảo hiểm y tế 2024
3. Năm 2025 chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế có cần giấy chuyển viện không?
Theo Luật BHYT 2024, từ ngày 01/07/2025 bệnh nhân có thẻ BHYT không cần xin giấy chuyển viện khi chuyển từ nơi khám, chữa bệnh ban đầu đến một cơ sở khám, chữa bệnh khác.
Đối với bệnh nhân mắc phải các bệnh mạn tính, bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm có thể đến thẳng cơ sở y tế chuyên sâu để điều trị mà không cần giấy chuyển viện.
➣ Xem chi tiết: Quy định mới về chuyển tuyến bảo hiểm y tế.
1. Khi nào người tham gia BHYT được cấp thẻ bảo hiểm y tế điện tử?
Theo Luật BHYT 2024, từ ngày 01/01/2025 người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cấp thẻ BHYT điện tử (thẻ bảo hiểm y tế có mã số bảo hiểm bản điện tử). Từ thời điểm được cấp, người tham gia bảo hiểm y tế có thể đi khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT điện tử.
➣ Xem chi tiết: Cấp thẻ bảo hiểm y tế điện tử.
2. Từ năm 2025, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được quy định như thế nào?
Từ năm 2025, người tham gia BHYT có quyền lựa chọn nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ở bất cứ cơ sở y tế nào trên phạm vi toàn quốc.
Đồng thời, trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý, người tham gia BHYT có quyền thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.
4. Thời hạn đóng bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động năm 2025 là khi nào?
Theo Luật BHYT 2024, thời hạn người sử dụng lao động phải hoàn tất nộp tiền bảo hiểm y tế cho người lao động là:
- Nếu đóng BHYT hằng tháng: Nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.
- Nếu đóng BHYT 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần: Nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng kế tiếp ngay sau khi chu kỳ đóng kết thúc.
5. Công ty chậm nộp, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Từ ngày 01/07/2025, công ty, doanh nghiệp nộp chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động sẽ bị xử phạt như sau:
- Bắt buộc nộp đầy đủ số tiền BHYT chậm, trốn đóng và nộp thêm mức lãi suất theo quy định (0,03%/ngày, tính trên số ngày và số tiền chậm nộp, trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế).
- Phải thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh (trong phạm vi được hưởng BHYT) của người lao động trong thời gian người đó không có thẻ BHYT do hành vi nộp chậm, trốn đóng.
- Xử phạt hành chính theo quy định.
- Không được xem xét các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng khác.
Riêng đối với hành vi trốn đóng BHYT cho người lao động, công ty, doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
➣ Xem chi tiết: Xử phạt công ty nộp chậm đóng hoặc trốn đóng BHYT.
6. Bệnh hiểm nghèo có được hưởng bảo hiểm y tế 100%?
Có. Cụ thể, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế mới nhất (Luật BHYT 2024), người được chẩn đoán xác định, điều trị bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao do Bộ Y tế quy định đi khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu.
➣ Xem chi tiết: Những trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.