Luật Tín Minh

Quy định và cách lập các loại di chúc bằng văn bản hợp pháp

Di chúc bằng văn bản là gì? Di chúc bằng văn bản gồm mấy loại, cách lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc văn bản công chứng/chứng thực.

I. Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể ngày 10/04/2015.
  • Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực kể ngày 01/01/2017.

II. Di chúc bằng văn bản là gì? Có mấy loại di chúc bằng văn bản? 

1. Khái niệm di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản là hình thức thể hiện ý muốn của một người về việc phân chia tài sản của mình sau khi qua đời, được lập thành văn bản viết tay, đánh máy hoặc in, có thể có hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước.

2. Di chúc bằng văn bản gồm mấy loại? 

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản tại Điều 628, bao gồm 3 loại sau:

  1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc tự tay viết và ký tên vào bản di chúc.
  2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc không thể tự viết, có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc ký/điểm chỉ vào bản di chúc trước sự chứng kiến của người làm chứng, sau đó người làm chứng cần xác nhận chữ ký/điểm chỉ và cùng ký vào bản di chúc.
  3. Di chúc bằng văn bản có công chứng/chứng thực: Là việc người dân đến Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã để để được cơ quan này xác nhận, chứng thực vào bản di chúc sau khi hoàn thành.

III. Quy định, cách lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng

1. Quy trình lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Tại Điều 634, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hình thức di chúc bằng văn bản có người làm chứng như sau:

Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.

Theo đó, để lập di chúc văn bản có người làm chứng hợp pháp, cần đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình sau:

  • Bước 1: Người lập di chúc đánh máy hoặc nhờ người khác viết/đánh máy, trước sự làm chứng của ít nhất hai người. 
  • Bước 2: Người lập di chúc thực hiện ký/điểm chỉ vào di chúc trước sự chứng kiến của những người làm chứng.
  • Bước 3: Người làm chứng tiến hành xác nhận chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào di chúc.

2. Nội dung văn bản di chúc có người làm chứng

Để đảm bảo di chúc văn bản có người làm chứng hợp pháp, Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung di chúc phải thể hiện rõ ràng các thông tin sau:

  • Thời gian lập di chúc: Ngày, tháng, năm lập di chúc.
  • Thông tin người lập di chúc: Họ, tên và nơi cư trú.
  • Thông tin người hưởng di sản: Xác định rõ họ, tên của người hoặc tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản.
  • Thông tin về di sản: Liệt kê cụ thể di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài những thông tin bắt buộc trên, người lập di chúc có thể bổ sung thêm các nội dung khác cho phù hợp với nhu cầu.

Lưu ý:

  • Di chúc phải được viết rõ ràng, không viết tắt hoặc dùng ký hiệu.
  • Trường hợp di chúc bằng văn bản gồm nhiều trang, mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc.
  • Mọi sửa chữa, tẩy xóa trên di chúc phải được người lập di chúc hoặc người làm chứng ký xác nhận bên cạnh.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Mẫu di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Những người không được làm chứng di chúc

Theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, ngoại trừ:

  • Những người được hưởng di sản do người lập di chúc chỉ định trong di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nếu không có di chúc.
  • Các bên có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc.
  • Người dưới 18 tuổi, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn về nhận thức, làm chủ hành vi do bệnh tật hoặc tuổi tác.

IV. Quy định, thủ tục lập di chúc văn bản có công chứng hoặc chứng thực

1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng/chứng thực

Căn cứ quy định tại Điều 635 và 636 Bộ luật Dân sự 2015, để lập di chúc có công chứng hoặc chứng thực, người lập di chúc có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã và tuyên bố nội dung di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền.
  • Bước 2: Công chứng viên/người có thẩm quyền ghi chép lại nội dung di chúc.
  • Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi đã xác nhận nội dung chính xác.
  • Bước 4: Công chứng viên/người có thẩm quyền ký vào bản di chúc.

Lưu ý:

Nếu người lập di chúc không thể đọc, nghe, ký hoặc điểm chỉ, cần có người làm chứng ký xác nhận, trước sự chứng kiến của công chứng viên/người có thẩm quyền.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Mẫu di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực.

2. Giấy tờ cần chuẩn bị khi lập di chúc văn bản có công chứng/chứng thực 

Khi lập di chúc bằng văn bản có chứng thực/công chứng, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của  người lập di chúc và người thừa kế như:
    • Chứng minh nhân dân.
    • Căn cước công dân.
    • Hộ chiếu.
  • Giấy tờ minh chứng quyền sở hữu tài sản trong di chúc:
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng).
    • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản khác (nếu có) như: giấy đăng ký xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, cổ phiếu...

3. Ai không được công chứng, chứng thực di chúc bằng văn bản?

Theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây không được công chứng, chứng thực di chúc:

  • Người thừa kế theo di chúc.
  • Người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ.
  • Người có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân gần gũi gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con với người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản được quy định trong di chúc.

Để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo ý nguyện được thực hiện trọn vẹn sau khi qua đời, bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn lập di chúc thừa kế. Với dịch vụ trọn gói, tiện lợi (tư vấn online hoặc tại nhà) trên toàn quốc, công ty Luật Tín Minh cam kết mang đến sự an tâm tuyệt đối với chi phí hợp lý chỉ từ 1.500.000 đến 3.000.000 đồng.

Lựa chọn Luật Tín Minh, bạn sẽ được:

  • Hỗ trợ soạn thảo và chỉnh sửa di chúc theo đúng nguyện vọng.
  • Dịch vụ làm chứng, công bố di chúc, đảm bảo quá trình thừa kế diễn ra thuận lợi.
  • Giải đáp mọi thắc mắc về di chúc hợp pháp, thủ tục lập di chúc...
  • Di chúc đảm bảo tuân thủ pháp luật, tránh mọi tranh chấp sau này.

Tham khảo chi tiết: Dịch vụ lập di chúc thừa kế - Trọn gói, hợp pháp.

V. Câu hỏi thường gặp về việc lập di chúc bằng văn bản

1. Hình thức di chúc bằng văn bản có mấy loại?

Theo Điều 628 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản gồm 4 loại: không có người làm chứng, có người làm chứng, có công chứng và có chứng thực.

2. Cách lập di chúc văn bản có người làm chứng như thế nào?

Để lập di chúc văn bản có người làm chứng theo Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc cần:

  • Tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết tay/đánh máy di chúc.
  • Cần có sự hiện diện của ít nhất hai người làm chứng.
  • Ký/điểm chỉ trước sự chứng kiến của người làm chứng.
  • Những cá nhân làm chứng cần xác nhận chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc và cùng ký vào bản di chúc.

Xem chi tiết: Quy định lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Hiệu lực của di chúc bằng văn bản bắt đầu khi nào? 

Dựa trên khoản 1 và 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, được xác định là thời điểm người lập di chúc tử vong.

4. Đâu là cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực di chúc?

Di chúc có thể được công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực di chúc theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

5. Người làm chứng có thể viết di chúc thay cho người không biết chữ không?

Có. Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, người làm chứng được phép viết di chúc thay cho người không biết chữ. Tuy nhiên, bản di chúc này cần được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp lý.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!