
Không có di chúc được hưởng thừa kế không? Các hàng thừa kế theo pháp luật. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế không theo di chúc, thừa kế theo pháp luật.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
II. Di sản được chia như thế nào nếu không có di chúc?
Căn cứ tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 trường hợp được thừa kế không theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật gồm:
- Có di chúc nhưng không có hiệu lực pháp lý.
- Người để lại tài sản, di sản qua đời nhưng không để lại di chúc.
- Người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản.
- Cơ quan được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm di chúc có hiệu lực thi hành.
- Những người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
Bên cạnh đó, thừa kế theo pháp luật còn áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc và phần di sản được định đoạt trong nội dung phần di chúc đã bị vô hiệu.
III. Quy định hàng thừa kế theo pháp luật, thừa kế không có di chúc
Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
- Hàng thừa kế thứ 1 gồm: vợ/chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi.
- Hàng thừa kế thứ 2 gồm: ông, bà nội, ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột; cháu ruột của người để lại di sản là ông, bà nội/ngoại.
- Hàng thừa kế thứ 3: cụ nội/ngoại; bác, chú, cô, cậu, dì ruột; cháu ruột của người để lại di chúc là bác, cậu, cô, dì, chú ruột; chắt ruột của người để lại di sản là cụ nội/ngoại.
➣ Tham khảo thêm:

IV. Hồ sơ, thủ tục khai nhận di sản thừa kế không theo di chúc
1. Hồ sơ, tài liệu khai nhận thừa kế theo pháp luật
Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ khai nhận thừa kế không theo di chúc gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Phiếu đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận tài sản thừa kế.
- CCCD/thẻ căn cước/hộ chiếu của người được thừa kế di sản.
- Giấy tờ pháp lý chứng minh mối quan hệ giữa người chết và người thừa kế, ví dụ như:
- Giấy khai sinh.
- Giấy đăng ký kết hôn…
- Tài liệu chứng minh tài sản của người để lại tài sản thừa kế: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng), giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ tiết kiệm…
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.
⤓ Tải mẫu miễn phí: Phiếu yêu cầu công chứng.
2. Thủ tục nhận thừa kế theo pháp luật, thừa kế không theo di chúc
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế không theo di chúc như Luật Tín Minh đã chia sẻ, bạn tiến hành thủ tục với 5 bước như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ nhận di sản thừa kế theo pháp luật đến cơ quan công chứng.
- Bước 2: Hồ sơ đầy đủ, đúng quy định cơ quan công chứng sẽ thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận khai nhận/phân chia tài sản thừa kế.
- Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận khai nhận/phân chia tài sản thừa kế trong vòng 15 ngày tại UBND xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
- Bước 4: Trong 15 ngày niêm yết nhưng không có khiếu nại, tố cáo cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thỏa khai nhận/phân chia tài sản thừa kế.
- Bước 5: Người thừa kế nhận văn bản khai nhận/phân chia tài sản và đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật bạn cần đóng phí công chứng, phí này được tính dựa trên giá trị di sản thừa kế, quy định chi tiết tại Thông tư 257/2016/TT-BTC.
V. Câu hỏi thường gặp về thủ tục thừa kế di sản theo pháp luật
1. Ba, mẹ mất không để lại di chúc thì con cái được nhận thừa kế không?
Có. Trường hợp người để lại di sản nhưng không có di chúc thì tài sản sẽ được phân chia theo hàng thừa kế.
2. Trường hợp nào được phân chia di sản thừa kế không có di chúc?
Trường hợp được thừa kế không theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật gồm:
- Người để lại tài sản, di sản qua đời nhưng không để lại di chúc.
- Có di chúc nhưng không có hiệu lực pháp lý.
- Những người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
- Cơ quan được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm di chúc có hiệu lực thi hành.
- Người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản.
3. Các hàng thừa kế theo pháp luật gồm những ai?
Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
- Hàng thừa kế thứ 1 gồm: vợ/chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi.
- Hàng thừa kế thứ 2 gồm: ông, bà nội, ông, bà ngoại; anh, chị, em ruột; cháu ruột của người để lại di sản là ông, bà nội/ngoại.
- Hàng thừa kế thứ 3: cụ nội/ngoại; bác, chú, cô, cậu, dì ruột; cháu ruột của người để lại di chúc là bác, cậu, cô, dì, chú ruột; chắt ruột của người để lại di sản là cụ nội/ngoại.
4. Hồ sơ khai nhận thừa kế theo pháp luật gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ khai nhận thừa kế không theo di chúc gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Phiếu đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận tài sản thừa kế.
- CCCD/thẻ căn cước/hộ chiếu của người được thừa kế di sản.
- Giấy tờ pháp lý chứng minh mối quan hệ giữa người chết và người thừa kế, ví dụ như:
- Giấy khai sinh.
- Giấy đăng ký kết hôn…
- Tài liệu chứng minh tài sản của người để lại tài sản thừa kế: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng), giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ tiết kiệm…
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.
➣ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ khai nhận thừa kế theo pháp luật.
5. Quy trình khai nhận thừa kế theo pháp luật gồm mấy bước?
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế không theo di chúc gồm 5 bước:
- Bước 1: Nộp hồ sơ nhận di sản thừa kế theo pháp luật đến cơ quan công chứng.
- Bước 2: Hồ sơ đầy đủ, đúng quy định cơ quan công chứng sẽ thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận khai nhận/phân chia tài sản thừa kế.
- Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận khai nhận/phân chia tài sản thừa kế trong vòng 15 ngày.
- Bước 4: Cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thỏa khai nhận/phân chia tài sản thừa kế.
- Bước 5: Nhận văn bản khai nhận/phân chia tài sản và đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
➣ Tham khảo chi tiết: Thủ tục khai nhận thừa kế theo pháp luật.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.