
Tải Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Ni-xơ mới nhất. Quy định phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký thương hiệu theo Bảng phân loại Nice.
I. Căn cứ pháp lý
- Thông báo số 4039/TB-SHTT ngày 27/12/2024 về việc thống nhất áp dụng Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice phiên bản 12 - 2025 kể từ ngày 01/01/2025.
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 23/08/2023.
II. Phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu để làm gì?
Chủ sở hữu là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu nhằm mục đích:
- Xác định phạm vi bảo hộ đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình dựa vào Thỏa ước quốc tế Ni xơ. Tức là, xác định nhãn hiệu mà bạn đăng ký được sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ nào.
- Sau khi phân nhóm hàng hóa, dịch vụ hoạt động, chủ sở hữu có thể dễ dàng xác định chính xác các khoản lệ phí phải đóng khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
Như vậy, việc xác định phân nhóm hàng hóa, dịch vụ là đặc biệt cần thiết, không những giúp chủ sở hữu tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu nhanh chóng, thuận lợi, mà còn giúp tối ưu hóa chi phí khi đăng ký.
➣ Tham khảo thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

1. Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ là gì?
Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ là một hệ thống phân loại quốc tế, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, được sử dụng để xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu.
Bảng phân loại này còn được gọi ngắn gọn là Bảng phân loại Ni-xơ hay là Bảng phân loại Nice.
Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về bảng phân loại quốc tế Ni-xơ ở phần nội dung mà Luật Tín Minh đã chia sẻ dưới đây.
2. Bảng phân loại Nice về hàng hóa, dịch vụ mới nhất
Ngày 27/12/2024, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ra Thông báo 4039/TB-SHTT để thông tin về việc thống nhất áp dụng Bảng phân loại Nice phiên bản 12-2025 đối với việc phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền từ ngày 01/01/2025.
Theo đó, Bảng phân loại Nice phiên bản mới nhất này cũng chia hàng hóa, dịch vụ thành 45 nhóm, trong đó có 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ. Cụ thể như sau:
➤ Đối với phân loại hàng hóa: Từ nhóm 1 - 34
Bao gồm các nhóm hàng hóa như: hóa chất nông nghiệp; mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh; dầu và mỡ công nghiệp, chế phẩm dược; y tế và thú y; thiết bị và dụng cụ khoa học…
Ví dụ:
- Nhóm 3: Chế phẩm tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn; chế phẩm tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; nước hoa, tinh dầu; chế phẩm đánh răng không chứa thuốc; mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc.
- Nhóm 4: chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi; chất bôi trơn; dầu và mỡ công nghiệp, sáp; nến và bấc được sử dụng để thắp sáng; nhiên liệu và vật liệu cháy sáng.
- Nhóm 33: Các chế phẩm có cồn dùng để làm đồ uống; Đồ uống có cồn (ngoại trừ bia).
➤ Phân loại dịch vụ: Từ nhóm 35 - 45
Bao gồm các nhóm dịch vụ như: quảng cáo; tổ chức và quản trị kinh doanh; dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng; dịch vụ xây dựng, lắp đặt, sửa chữa; vận tải; du lịch; giáo dục; đào tạo; giải trí…
Ví dụ:
- Nhóm 35: hoạt động văn phòng; quản lý, tổ chức và quản trị kinh doanh; quảng cáo.
- Nhóm 39: du lịch; đóng gói và lưu giữ hàng hóa; vận tải.
- Nhóm 45: Dịch vụ trông giữ trẻ tại nhà, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hẹn hò, dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, dịch vụ an ninh thực tế nhằm bảo vệ người và tài sản hữu hình; dịch vụ pháp lý.
Bạn có thể xem thông tin chi tiết phân loại từng nhóm hàng hoá, dịch vụ trong Bảng phân loại Nice tại link sau:
➣ Tham khảo chi tiết: Bảng phân loại Nice - Mới nhất.
Hiểu một cách đơn giản thì các hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau hoặc có tính chất tương tự về thành phần, công dụng, mục đích sử dụng sẽ được phân vào cùng 1 nhóm. Tuy nhiên, để việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ của bạn được thuận tiện hơn, Luật Tín Minh chia sẻ đến bạn 4 nguyên tắc phân loại như sau:
➤ Nguyên tắc 1: Căn cứ vào tiêu đề và chú thích của nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ
Trong bảng phân loại, tại mỗi nhóm hàng hóa/dịch vụ đều sẽ được thể hiện bằng tiêu đề nhóm, chú thích cụ thể nhằm giải thích rõ hơn các tiêu chí phân loại trong nhóm. Bạn có thể dựa vào các thông tin này để xác định nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ phù hợp với sản phẩm của công ty.
Ví dụ:
1) Trường hợp bán quần áo thời trang dành cho nam nữ thì căn cứ vào tiêu đề và chú thích, bạn có thể đăng ký nhóm 25.
- Tiêu đề: Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu.
- Chú thích: Nhóm 25 chủ yếu bao gồm quần áo, đồ đi chân và đồ đội đầu dành cho người.
2) Trường hợp bán quần áo cho thú cưng, bạn có thể đăng ký nhóm 18.
- Tiêu đề: Vòng cổ, dây buộc và trang phụ cho động vật; roi ngựa và yên cương; gậy chống đi bộ; ô và dù; túi hành lý và túi xách; da động vật và da sống; da và da giả.
- Chú thích: Nhóm 18 chủ yếu gồm da, giả da và một số hàng hóa bằng các vật liệu kể trên.
➤ Nguyên tắc 2. Căn cứ vào tên hàng hóa, dịch vụ cụ thể được phân loại trong từng nhóm
Trong mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ đều sẽ liệt kê danh mục gồm các sản phẩm/dịch vụ cụ thể để bạn tham khảo. Theo đó, bạn có thể căn cứ vào danh mục này để xác định được hàng hóa, dịch vụ mà mình đăng ký nhãn hiệu thuộc vào nhóm hàng hóa, dịch vụ nào.
Ví dụ:
Nếu công ty kinh doanh mặt hàng da buộc yên ngựa, khung yên thì căn cứ vào tên hàng hóa, dịch vụ trong bảng phân loại, bạn có thể đăng ký nhóm 18.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ không có trong bảng phân loại Ni - xơ thì bạn có thể tiến hành phân loại dựa trên nguyên tắc phân loại hàng hóa, dịch vụ của WIPO như sau:
➤ Nguyên tắc phân loại hàng hóa
WIPO sắp xếp, phân loại các nhóm ngành hàng hóa dựa trên các tiêu chí như:
- Vật liệu tạo nên sản phẩm hoặc phương thức hoạt động của sản phẩm.
- Trường hợp nguyên vật liệu thô chưa chế biến hoặc đã qua bán chế biến sẽ được phân loại theo nguyên vật liệu cấu tạo nên sản phẩm.
- Sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh nếu được sản xuất từ nhiều nguyên vật liệu thì đều sẽ được phân loại cùng nhóm với nguyên vật liệu chiếm thành phần cao nhất trong sản phẩm.
- Phân loại theo mục đích sử dụng của sản phẩm. Nếu hàng hóa có nhiều chức năng, công dụng thì sẽ được phân loại vào tất cả các nhóm phù hợp với chức năng, công dụng đó.
- Hàng hóa công ty sản xuất là một bộ phận của 1 sản phẩm khác, không có mục đích sử dụng nào khác thì được phân loại cùng với nhóm của sản phẩm đó.
- Hộp đựng sản phẩm được phân loại theo nhóm của sản phẩm được chứa trong hộp đó.
➤ Nguyên tắc phân loại dịch vụ
Tương tự nguyên tắc phân loại hàng hóa, nhóm ngành dịch vụ cũng được WIPO phân loại theo những tiêu chí nhất định, cụ thể:
- Dịch vụ được phân loại theo ngành hoạt động.
- Các dịch vụ cho thuê được phân loại cùng nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi các phương tiện của đối tượng cho thuê.
- Các dịch vụ tư vấn được phân loại cùng nhóm với lĩnh vực hoạt động tư vấn, ví dụ như tư vấn tài chính, tư vấn làm đẹp, tư vấn vận tải…
- Các dịch vụ liên quan đến nhượng quyền thương hiệu sẽ được phân loại cùng nhóm với các dịch vụ cụ thể do bên nhượng quyền cung cấp.
- Đối với các dịch vụ siêu thị hay các dịch mua bán hàng hóa thông qua cửa hàng tự động, phương tiện truyền thông điện tử sẽ được phân vào nhóm 35.
Có thể nói, việc phân loại chính xác nhóm sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức được bảo hộ đúng, đủ một cách toàn diện.
Thực tế, các tiêu chí về phân loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm ngành hoạt động sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có nhiều trường hợp nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Điều này đòi hỏi bạn phải nắm rõ bản chất của hàng hóa/dịch vụ đang kinh doanh cũng như dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu bảng phân loại Nice.
Bạn có thể liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được tư vấn, hướng dẫn phân nhóm hàng hóa, dịch vụ chính xác nhất. Ngoài ra, Luật Tín Minh cũng cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu cho những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu.
➣ Tham khảo thêm:
Khi xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ để đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, bạn cần lưu ý những điều sau:
➤ Xác định đúng bản chất hoạt động kinh doanh
Bạn cần xác định chính xác ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay sản xuất sản phẩm… để phân nhóm chính xác.
➤ Nắm rõ về bản chất, tính chuyên biệt của hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
Việc nắm rõ các thông tin cần thiết này sẽ giúp bạn phân nhóm ngành hoạt động một cách chính xác hơn. Bởi trên thực tế, có nhiều sản phẩm tương đồng nhau nhưng lại được xếp vào 2 nhóm riêng biệt.
➤ Xác định phạm vi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ có quy định rõ ràng về phạm vi bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Do đó, bạn cần lưu ý phân nhóm hàng hóa, dịch vụ chính xác để tiết kiệm tối đa chi phí cũng như đạt hiệu quả tốt nhất trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu của mình.
➤ Liệt kê sản phẩm, dịch vụ cụ thể
Trong cùng một nhóm ngành trong bảng phân loại Nice sẽ có nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Do vậy, bạn cần liệt kê đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ (nên bao gồm cả những nhóm hàng hóa, dịch vụ có liên quan) mà mình cần đăng ký bảo hộ để chắc chắn nhãn hiệu, thương hiệu được bảo vệ đúng phạm vi bảo hộ và được bảo vệ một cách toàn diện.
➤ Cân nhắc lựa chọn dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu
Việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ và thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu có thể làm mất nhiều thời gian và công sức. Chưa kể, nếu bạn không am hiểu về các kiến thức pháp lý liên quan thì quá trình này có thể phát sinh nhiều rủi ro, kéo dài thời gian xử lý và làm tăng chi phí. Vì vậy, Luật Tín Minh khuyên bạn nên lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu uy tín để giúp bạn hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất.

VI. Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Luật Tín Minh
Nếu bạn còn băn khoăn hay chưa tìm được đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu uy tín thì có thể tham khảo dịch vụ tại Luật Tín Minh.
Là đơn vị sở hữu đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, Luật Tín Minh tự tin có thể hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
Dưới đây là thông tin tham khảo về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu tại Luật Tín Minh:
- Chi phí bạn cần thanh toán để sử dụng dịch vụ là 1.475.000 đồng cho 1 nhãn hiệu/1 nhóm tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ.
- Với mức phí trên, Luật Tín Minh sẽ tiến hành phân nhóm hàng hóa, dịch vụ theo đúng lĩnh vực hoạt động của khách hàng và thực hiện từ A - Z các thủ tục pháp lý cần thiết. Khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản, bao gồm:
- Đối với tổ chức là hộ kinh doanh, doanh nghiệp: Ảnh chụp hoặc bản scan Giấy phép kinh doanh.
- Đối với cá nhân: Ảnh chụp hoặc bản scan CCCD/hộ chiếu.
- File logo thương hiệu, nhãn hiệu mà khách hàng cần đăng ký bảo hộ.
Lưu ý:
Thời gian để Cục SHTT thẩm định hồ sơ xin đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu thực tế thường kéo dài từ 16 - 24 tháng (tùy trường hợp hồ sơ). Trong suốt thời gian này, Luật Tín Minh sẽ thay mặt khách hàng theo dõi toàn bộ tiến trình xử lý hồ sơ và giải quyết những vấn đề phát sinh nếu có. Bởi vậy, khách hàng khi sử dụng dịch vụ không cần phải quan tâm hay lo lắng quá nhiều về vấn đề theo dõi quá trình làm việc với Cục SHTT.
Ngay sau khi nhận kết quả từ Cục SHTT, Luật Tín Minh sẽ bàn giao kết quả tận nơi cho khách hàng theo yêu cầu.
➣ Tham khảo thêm: Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền.
VII. Câu hỏi về phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
1. Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ là gì?
Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ là hệ thống phân loại nhóm ngành hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do WIPO công bố. Bảng phân loại này được sử dụng trong công tác đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, được áp dụng trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
2. Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice mới nhất được áp dụng từ khi nào?
Theo thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, bảng phân loại Nice phiên bản mới nhất (phiên bản 12-2025) được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01/01/2025.
➣ Xem chi tiết: Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ Nice - Mới nhất.
3. Tại sao phải phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu?
Việc phân loại hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp:
- Xác định phạm vi bảo hộ đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình.
- Xác định khoản lệ phí chính xác phải đóng khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tóm lại, việc phân nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ giúp cá nhân, tổ chức rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục và tối ưu hóa chi phí khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu.
4. WIPO phân loại nhóm hàng hóa theo tiêu chí nào?
Những tiêu chí WIPO sử dụng để phân loại hàng hóa bao gồm:
- Nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm.
- Phương thức hoạt động của sản phẩm.
- Chức năng, công dụng của sản phẩm.
- …
➣ Xem chi tiết: Nguyên tắc phân loại hàng hóa không tìm thấy trong bảng phân loại Nice.
5. WIPO phân loại nhóm ngành dịch vụ theo tiêu chí nào?
WIPO phân loại nhóm ngành dịch vụ dựa trên những tiêu chí sau:
- Lĩnh vực hoạt động.
- Các dịch vụ cho thuê được phân loại cùng nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi các phương tiện của đối tượng cho thuê.
- Các dịch vụ tư vấn được phân loại cùng nhóm với lĩnh vực hoạt động tư vấn như: tư vấn tài chính, tư vấn vận tải, tư vấn làm đẹp…
- …
➣ Xem chi tiết: Nguyên tắc phân loại dịch vụ không tìm thấy trong bảng phân loại Nice.
6. Cần lưu ý gì khi phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu?
Khi phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, bạn cần lưu ý 4 điều sau:
- Xác định đúng bản chất hoạt động kinh doanh.
- Nắm rõ về bản chất, tính chuyên biệt của hàng hóa, dịch vụ kinh doanh.
- Xác định phạm vi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.
- Cân nhắc lựa chọn dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu uy tín.
➣ Xem chi tiết: Lưu ý khi phân nhóm hàng hóa dịch vụ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
6. Phí dịch vụ đăng ký đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?
Phí dịch vụ bạn cần thanh toán khi sử dụng dịch đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền tại Luật Tín Minh là 1.475.000 đồng cho 1 nhãn hiệu hoặc 1 nhóm tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ.
➣Tham khảo chi tiết: Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
7. Thời hạn cục SHTT thẩm định hồ sơ, cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là bao lâu?
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ trong vòng từ 16 – 24 tháng.
➣ Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.