Luật Tín Minh

Chi tiết hồ sơ - thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Khai nhận di sản thừa kế là gì? Quy định về hồ sơ và trình tự thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc tại văn phòng công chứng, UBND cấp xã.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Công chứng năm 2014, hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
  • Bộ luật Dân sự năm 2015, hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
  • Nghị định 29/2015/NĐ-CP, hiệu lực từ ngày 01/05/2015.

II. Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Quy trình chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản thừa kế được thực hiện thông qua hai thủ tục pháp lý: khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản. Khai nhận di sản thừa kế là việc xác lập quyền sở hữu di sản của người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật tại thời điểm người để lại di sản qua đời.

Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 quy định về trường hợp thực hiện công chứng và xác nhận khai nhận di sản như sau: 

Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Theo đó, việc khai nhận di sản thừa kế được áp dụng trong 02 trường hợp gồm:

  • Người thừa kế là người duy nhất được hưởng di sản theo quy định của pháp luật.
  • Có nhiều người cùng được hưởng di sản theo quy định của pháp luật nhưng những người này đã có thỏa thuận không phân chia di sản.

III. Các điều kiện để di chúc hợp pháp là gì?

Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 624) quy định, di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân với mục đích chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Để đảm bảo hợp pháp, di chúc cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

➨ Nội dung di chúc:

  • Thể hiện rõ thời gian (ngày, tháng, năm) lập di chúc.
  • Ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc và người được hưởng di sản.
  • Di chúc phải xác định rõ tài sản để lại và nơi có tài sản.

➨ Hình thức di chúc:

  • Di chúc phải được lập thành văn bản. 
  • Đối với di chúc miệng cần có ít nhất 2 người làm chứng, ghi chép lại, cùng ký tên, điểm chỉ. Và di chúc miệng phải được công chứng/chứng thực trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày lập (quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015).

➨ Đối với người lập di chúc:

  • Người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, cưỡng ép hay lừa dối. 
  • Đối với người lập di chúc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, khi lập di chúc phải được viết thành văn bản và cần có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. 
  • Di chúc của cá nhân bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ cần phải được lập thành văn bản và có công chứng/chứng thực.

➣ Tham khảo thêm: 

IV. Trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

1. Hồ sơ, mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Hồ sơ khai nhận di sản thừa thế được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 55 Luật Công chứng 2014,. Cụ thể bao gồm các giấy tờ sau:

  • Di chúc hợp pháp.
  • Phiếu yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế (theo mẫu quy định). 
  • CCCD/hộ chiếu hoặc giấy khai sinh… của người được hưởng thừa kế.
  • Giấy chứng tử hoặc văn bản có giá trị tương đương chứng minh người để lại di sản đã chết do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Giấy tờ chứng minh tài sản của người đã mất: 
    • Tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với bất động sản (gồm sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán đất…).
    • Giấy đăng ký xe.
    • Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp.
    • Sổ tiết kiệm.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Phiếu yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

2. Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc ở đâu?

Căn cứ quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Theo đó, thủ tục khai nhận di sản thừa kế được tiến hành tại:

  • Văn phòng công chứng nơi người để lại di sản cư trú cuối cùng, tức là nơi hộ khẩu thường trú hoặc là nơi đăng ký tạm trú có thời hạn. 
  • Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, việc kê khai di sản thừa kế sẽ được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi tập trung phần lớn tài sản thừa kế.

3. Trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc được thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Người thừa kế cần chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật và nộp cho cơ quan công chứng.
  • Bước 2: Cơ quan công chứng sẽ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu, cơ quan công chứng sẽ thụ lý hồ sơ.
  • Bước 3: Văn bản khai nhận thừa kế sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã nơi người để lại di chúc thường trú cuối cùng hoặc nơi tạm trú cuối cùng ( trường hợp không xác định được nơi thường trú) trong vòng 15 ngày.
  • Bước 4: Trường hợp sau 15 ngày niêm yết không có bất kỳ khiếu nại hoặc tố cáo nào về việc khai nhận di sản, cơ quan công chứng sẽ tiến hành chứng nhận văn bản khai nhận di sản.
  • Bước 5: Người thừa kế nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được chứng nhận và sử dụng văn bản này để thực hiện các thủ tục đăng ký sang tên tài sản thừa kế theo quy định.

➣ Tham khảo thêm: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế không có di chúc.

V. Quy định về thời hạn khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Khoản 2 Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định thời hiệu khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là trong vòng 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Để được nhận di sản, người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng có thẩm quyền như Luật Tín Minh đã chia sẻ ở phần trên.

VI. Các câu hỏi thường gặp về khai nhận thừa kế theo di chúc

1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc thực hiện như thế nào?

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc được thực hiện theo trình tự sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo quy định.
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan công chứng.
  • Cơ quan công chứng kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Niêm yết văn bản khai nhận di sản tại UBND xã trong 15 ngày.
  • Chứng nhận văn bản khai nhận di sản (nếu không có khiếu nại).
  • Người thừa kế nhận văn bản và thực hiện thủ tục sang tên tài sản.

➣ Xem chi tiết: Trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.

2. Khai nhận di sản thừa kế ở đâu?

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được tiến hành tại:

  • Văn phòng công chứng nơi người để lại di sản cư trú cuối cùng (nơi có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú).
  • Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng: văn phòng công chứng nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi tập trung phần lớn tài sản thừa kế.

3. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc gồm những gì?

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc gồm:

  • Di chúc hợp pháp.
  • Phiếu yêu cầu công chứng.
  • CCCD/hộ chiếu/giấy khai sinh… của người thừa kế.
  • Giấy chứng tử hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Giấy tờ chứng minh tài sản (sổ đỏ, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm...).

➣ Xem chi tiết: Hồ sơ, mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.

4. Thời hiệu khai nhận di sản thừa kế theo di chúc?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu khai nhận di sản thừa kế theo di chúc là 10 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế. 

5. Văn bản khai nhận di sản thừa kế được niêm yết ở đâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết công khai tại:

  • Trụ sở UBND xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
  • Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng, niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng.
  • Nếu di sản có bất động sản, niêm yết tại UBND xã nơi có bất động sản.
  • Trường hợp di sản chỉ có động sản và trụ sở tổ chức công chứng khác tỉnh với nơi thường trú/tạm trú của người để lại di sản, tổ chức công chứng có thể đề nghị UBND xã nơi thường trú/tạm trú thực hiện niêm yết.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Loading...

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!