
Luật sư nội bộ, luật sư doanh nghiệp là gì? Tại sao cần có luật sư doanh nghiệp? Vai trò và nhiệm vụ pháp lý của luật sư nội bộ trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Luật sư doanh nghiệp là người đại diện pháp lý, có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Phạm vi hỗ trợ bao gồm tư vấn pháp luật, soạn thảo và thẩm định hợp đồng, tham gia đàm phán, giải quyết tranh chấp, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực thuế, an toàn lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội…
Luật sư doanh nghiệp còn được gọi là luật sư nội bộ, thường hoạt động dưới hai hình thức:
- Làm việc theo hợp đồng lao động trực tiếp tại doanh nghiệp.
- Cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua hợp đồng dịch vụ ký kết với tổ chức hành nghề luật sư.
Công việc của luật sư doanh nghiệp có thể được xác định dựa trên thỏa thuận cụ thể giữa luật sư và doanh nghiệp. Phạm vi công việc này có thể bao gồm các hoạt động sau:
➞ Tư vấn pháp lý
- Cung cấp ý kiến chuyên môn về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và thương mại.
- Tư vấn, giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, tiền lương và chế độ phúc lợi…
- Tư vấn, tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng và giao dịch bất động sản.
- Tư vấn về cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ và chính sách của doanh nghiệp.
- Tư vấn giải pháp cho các tranh chấp giữa doanh nghiệp với đối tác hoặc người lao động.
- Tư vấn và đại diện công ty trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm đăng ký, chuyển giao và gia hạn chứng nhận văn bằng bảo hộ...
➞ Xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc
- Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hệ thống quy tắc và tài liệu quản trị nội bộ, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động.
➞ Soạn thảo và thẩm định văn bản pháp lý
- Soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế, dân sự và văn bản pháp lý theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Rà soát, thẩm định tính pháp lý của hợp đồng và các tài liệu giao dịch để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, người lao động.
➞ Đại diện doanh nghiệp trong các thủ tục pháp lý
Luật sư nội bộ doanh nghiệp sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
➞ Đại diện doanh nghiệp giải quyết tranh chấp
- Đàm phán và giải quyết các tranh chấp đơn giản (vụ việc chưa phải đưa ra xét xử tại Tòa án hay trọng tài thương mại) phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước, trọng tài thương mại hoặc tòa án để giải quyết các tranh chấp phức tạp.

Luật sư doanh nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hợp pháp và hiệu quả:
➞ Đảm bảo công ty tuân thủ pháp luật
- Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng và tuân thủ thực hiện các quy định pháp luật phức tạp và thường xuyên thay đổi như Luật Quản lý thuế, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật BHXH…
- Luật sư nội bộ có vai trò giám sát quá trình thực thi pháp luật trong doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý.
➞ Cố vấn pháp lý chủ động cho doanh nghiệp
- Luật sư nội bộ giữ vai trò cố vấn pháp lý, chủ động cung cấp thông tin pháp lý chuyên sâu, giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro và cơ hội trước khi đưa ra các quyết định trong giao dịch kinh doanh, dự án đầu tư.
- Luật sư doanh nghiệp giỏi còn là người phân tích và dự báo các tác động của thay đổi chính sách pháp luật, biến động thị trường, qua đó giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và ứng phó với thách thức.
➞ Bảo vệ quyền lợi và tài sản doanh nghiệp
- Nhờ vào việc rà soát và đánh giá các hợp đồng, giao dịch kinh tế quan trọng, luật sư nội bộ có thể phát hiện và loại bỏ các điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp. Thông qua đó, tài sản, lợi ích của công ty được bảo vệ tối đa.
- Luật sư cũng hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (như đăng ký bằng sáng chế, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay tên thương mại...), chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ tài sản và uy tín của doanh nghiệp.
➞ Xử lý khủng hoảng và tranh chấp pháp lý
- Trường hợp doanh nghiệp vướng vào những tranh chấp, kiện tụng hoặc các sự kiện tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, danh tiếng, luật sư nội bộ sẽ đưa ra giải pháp và thực hiện các hoạt động pháp lý để bảo vệ danh tiếng, quyền lợi của doanh nghiệp.

IV. Lý do cần có luật sư doanh nghiệp
Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, bền vững. Sự đồng hành của luật sư giúp doanh nghiệp:
- Đảm bảo tuân thủ quy định lao động: Với sự tư vấn của luật sư, doanh nghiệp có thể xây dựng hợp đồng lao động và chính sách nội bộ phù hợp, tránh tranh chấp và rủi ro pháp lý liên quan đến người lao động.
- Kiểm soát rủi ro pháp lý trong hợp đồng: Luật sư giúp rà soát, đàm phán và soạn thảo hợp đồng để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, tránh nguy cơ vi phạm dẫn đến phạt, bồi thường thiệt hại hoặc mất quyền khi đối tác vi phạm.
- Hỗ trợ ra quyết định đúng đắn: Luật sư giúp doanh nghiệp có chiến lược phù hợp khi làm việc với truyền thông, khách hàng, đối tác, hạn chế các quyết định sai lầm gây tổn thất tài chính hoặc ảnh hưởng đến uy tín.
- …
V. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp, tư vấn pháp luật doanh nghiệp tại Luật Tín Minh
Luật Tín Minh cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, bao gồm cả tư vấn thường xuyên và tư vấn theo từng vụ việc. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp được thiết kế để hỗ trợ các công ty thuộc mọi quy mô và lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện thuê dịch vụ luật sư riêng hoặc thành lập bộ phận pháp chế nội bộ.
Tham khảo ngay các dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Tín Minh sau:
- Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp thường xuyên:
- Cung cấp ý kiến pháp lý định kỳ về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Phí dịch vụ: Từ 5.000.000 đồng/tháng.
- Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp theo vụ việc:
- Cung cấp ý kiến pháp lý cho các vấn đề pháp lý cụ thể, phát sinh không thường xuyên.
- Phí dịch vụ: Được xác định dựa trên tính chất và mức độ phức tạp của từng vụ việc.
Để đảm bảo sự yên tâm của khách hàng khi tin tưởng, lựa chọn dịch vụ luật sư doanh nghiệp, Luật Tín Minh cam kết:
- Đội ngũ luật sư tư vấn luật doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn phong phú.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng và đúng thời hạn theo thỏa thuận.
- Chi phí hợp lý, tương xứng với chất lượng dịch vụ tư vấn.
- Bảo đảm tuyệt đối tính bảo mật thông tin và tài liệu do khách hàng cung cấp.
➣ Xem chi tiết:
VI. Các câu hỏi thường gặp về luật sư doanh nghiệp
1. Luật sư doanh nghiệp là gì?
Luật sư doanh nghiệp là người đại diện pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh như tư vấn pháp lý, soạn thảo hợp đồng, giải quyết tranh chấp…
➣ Xem chi tiết: Luật sư doanh nghiệp là gì?
2. Vai trò chính của luật sư doanh nghiệp là gì?
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, luật sư doanh nghiệp giữ các vai trò chính sau:
- Đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
- Cố vấn pháp lý chủ động cho doanh nghiệp.
- Bảo vệ lợi ích, tài sản doanh nghiệp.
- Xử lý khủng hoảng và tranh chấp pháp lý.
➣ Xem chi tiết: Vai trò của luật sư doanh nghiệp.
3. Công việc của luật sư doanh nghiệp bao gồm những gì?
Công việc của luật sư nội bộ linh hoạt tùy theo thỏa thuận với doanh nghiệp, thường bao gồm các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý.
- Xây dựng nền tảng pháp lý doanh nghiệp vững chắc.
- Thực hiện soạn thảo, thẩm định tính pháp lý của văn bản.
- Đại diện doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý.
- Đại diện doanh nghiệp trong quá trình giải quyết những tranh chấp.
➣ Xem chi tiết: Mô tả công việc của luật sư doanh nghiệp.
4. Luật sư doanh nghiệp khác với luật sư thông thường như thế nào?
- Luật sư doanh nghiệp: Chuyên sâu về pháp luật kinh doanh, làm việc thường xuyên với doanh nghiệp.
- Luật sư thông thường: Hành nghề đa lĩnh vực (dân sự, hình sự, hành chính), hỗ trợ theo vụ việc.
5. Không có luật sư nội bộ sẽ dẫn đến những hạn chế gì?
Khi thiếu vắng luật sư doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các rủi ro pháp lý sau:
- Vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí truy cứu hình sự.
- Dễ sơ suất trong các thỏa thuận, dẫn đến tranh chấp và phải bồi thường thiệt hại.
- Quản lý nhân sự không đúng luật có thể gây ra bất đồng, khiếu kiện từ phía người lao động.
- Thiếu quy định rõ ràng trong quản trị nội bộ dễ dẫn đến xung đột giữa các thành viên.
- Khủng hoảng trong xử lý khi gặp vấn đề với cơ quan nhà nước hoặc đối tác, dẫn đến đưa ra quyết định sai lầm, gây tổn hại đến tài chính và uy tín.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.