Luật Tín Minh

Mở trung tâm/lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép? Thủ tục

Cập nhật thông tư quy định về dạy thêm học thêm mới nhất: mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép, thủ tục mở trung tâm dạy thêm, đăng ký dạy thêm tại nhà

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực chính thức từ ngày 04/01/2021.
  • Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm học thêm, có hiệu lực chính thức từ ngày 14/02/2025.
  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2022.

II. Mở trung tâm, mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, từ ngày 14/02/2025, cá nhân/tổ chức muốn mở trung tâm, mở lớp dạy thêm, học thêm ngoài trường phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:

  • Đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật (mô hình công ty hoặc hộ kinh doanh).
  • Công khai trên Cổng thông tin điện tử và niêm yết tại trung tâm, lớp dạy thêm các thông tin như:
    • Môn học được tổ chức dạy thêm.
    • Thời gian, địa điểm và hình thức học thêm, dạy thêm.
    • Thời lượng dạy thêm cụ thể đối với từng môn học theo từng khối lớp.
    • Danh sách người dạy thêm và mức phí học thêm trước khi mở lớp.
  • Các nhân dạy thêm đảm bảo có năng lực chuyên môn phù hợp và phẩm chất đạo đức tốt.
  • Báo cáo với giám đốc hoặc hiệu trưởng hoặc người đứng đầu nhà trường về việc tham gia dạy thêm (nếu giáo viên đang giảng dạy tại trường học có dạy thêm ngoài nhà trường).

Như vậy, theo thông tư quy định về dạy thêm học thêm mới nhất, nếu bạn muốn mở trung tâm, mở lớp học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy vào nhu cầu, quy mô giảng dạy mà bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh dạy thêm, dạy kèm theo mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.

Lưu ý:

Theo Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, kể từ ngày 14/02/2025 các trường hợp sau đây sẽ không được mở lớp dạy thêm, học thêm:

  • Giáo viên không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ trường hợp rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng về thể dục thể thao, nghệ thuật.
  • Giáo viên không được dạy thêm cho học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
  • Giáo viên thuộc các trường công lập có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường nhưng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.

III. Quy định về dạy thêm, học thêm mới nhất

1. Nguyên tắc học thêm, dạy thêm theo Thông tư mới nhất

Từ ngày 14/02/2025, việc dạy thêm, học thêm phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau (quy định tại Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT):

➤ Việc dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức trong trường hợp:

  • Học sinh tự nguyện học thêm, có nhu cầu học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh đồng ý.
  • Cá nhân/tổ chức/nhà trường tổ chức dạy thêm không được ép buộc học sinh học thêm dưới bất cứ hình thức nào.

➤ Nội dung dạy thêm, học thêm phải đảm bảo:

  • Phù hợp với quy định hiện hành.
  • Không mang định kiến về tôn giáo, sắc tộc, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội.
  • Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào học thêm, dạy thêm.

➤ Việc dạy thêm, học thêm phải đảm bảo: 

  • Góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
  • Không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình môn học của giáo viên và chương trình giáo dục của nhà trường. 

➤ Hình thức, địa điểm, thời gian và thời lượng tổ chức học thêm, dạy thêm phải: 

  • Đảm bảo sức khỏe và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
  • Tuân thủ quy định về thời giờ làm việc, giờ làm thêm.
  • Đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường, trật tự, an ninh, phòng chống cháy nổ tại địa điểm mở lớp dạy thêm, học thêm.

2. Mức thu phí dạy thêm, học thêm

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, mức thu phí dạy thêm sẽ được quyết định dựa trên sự thỏa thuận giữa cá nhân/tổ chức dạy thêm với cha mẹ học sinh hoặc học sinh.

IV. Thủ tục mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm, cách mở lớp dạy thêm

Tại nội dung này, Luật Tín Minh sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm tại nhà, cách mở trung tâm dạy thêm theo mô hình hộ kinh doanh cá thể và mô hình doanh nghiệp.

1. Thủ tục đăng ký dạy thêm theo mô hình công ty (mở công ty, trung tâm dạy thêm)

➨ Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép mở công ty, trung tâm dạy thêm:

Căn cứ theo chương IV Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ mở trung tâm dạy thêm gồm các giấy tờ sau: 

  • Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh công ty dạy thêm, dạy kèm.
  • Điều lệ công ty dạy thêm.
  • Danh sách sách thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần).
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật của công ty).
  • Bản sao công chứng hợp lệ CCCD/hộ chiếu của:
    • Người đại diện theo pháp luật của công ty dạy thêm.
    • Các thành viên/cổ đông góp vốn mở công ty dạy thêm.
    • Người được ủy quyền nộp hồ sơ mở công ty dạy thêm (nếu có).

⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ thành lập công ty dạy thêm.

Lưu ý: 

Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, để mở công ty dạy thêm, dạy kèm, trung tâm gia sư, bạn cần đăng ký mã ngành nghề cấp 4: 8559 - Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.

➨ Cơ quan tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dạy thêm đặt trụ sở chính là cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm theo mô hình công ty. 

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia hoặc nộp qua đường bưu chính.

➨ Thời gian nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép kinh doanh)

Trong thời hạn từ 3 - 5 ngày làm việc, tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dạy thêm đặt trụ sở chính sẽ trả kết quả như sau:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Sở KH&ĐT cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty, trung tâm dạy thêm, dạy kèm.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Sở KH&ĐT gửi văn bản thông báo nội dung sửa đổi, bổ sung.

Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập công ty dạy thêm.

2. Thủ tục đăng ký dạy thêm tại nhà theo mô hình HKD (mở lớp dạy thêm tại nhà)

➨ Chuẩn bị hồ sơ mở lớp dạy thêm, dạy kèm tại nhà

Chi tiết hồ sơ thành lập HKD mở lớp dạy thêm, dạy kèm, gia sư gồm các giấy tờ sau (căn cứ theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP):

  • Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh lớp dạy kèm, dạy thêm.
  • Bản sao hợp lệ:
    • Hộ chiếu/CCCD của chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên gia đình.
    • Hợp đồng thuê/mượn nhà, sổ đỏ (nếu chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh) hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
    • Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc mở trung tâm dạy thêm, lớp học thêm, gia sư.
  • Giấy ủy quyền và bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của người trực tiếp nộp hồ sơ (nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ hộ kinh doanh).

⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ mở lớp dạy thêm.

➨ Cơ quan tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND quận/huyện nơi mở lớp dạy thêm, dạy kèm.

Bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp online tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trang dịch vụ công của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.

➨ Thời gian nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mở lớp dạy thêm, học thêm

Trong thời gian 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiến hành:

  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh lớp dạy thêm, dạy kèm (nếu hồ sơ hợp lệ).
  • Gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung (nếu hồ sơ chưa hợp lê).

Tham khảo thêm:

V. Quy định xử phạt về dạy thêm học thêm không đăng ký kinh doanh

Trường hợp, cá nhân/tổ chức mở lớp dạy thêm, dạy kèm tại nhà, đăng ký mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm theo mô hình hộ kinh doanh cá thể hoặc mô hình doanh nghiệp nhưng không làm thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể mức phạt như sau:

Mô hình dạy thêm, học thêm

Mức xử phạt hành chính

 

Mô hình doanh nghiệp

  • Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng - 100.000.000 đồng (*).
  • Bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật

(Quy định tại điểm a khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

 

Mô hình hộ kinh doanh cá thể

  • Bị phạt từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng.
  • Buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.

(Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

(*): Mức phạt này là mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

VI. Dịch vụ mở lớp dạy thêm tại nhà, trung tâm dạy thêm

Để đẩy nhanh tiến độ xin giấy phép mở trung tâm dạy thêm, mở lớp dạy thêm, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty hoặc dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Luật Tín Minh. Với đội ngũ luật sư lành nghề, am hiểu pháp luật chuyên sâu, chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Thông tin chi tiết từng dịch vụ như sau:

➨ Dịch vụ thành lập công ty dạy thêm, học thêm:

  • Tổng chi phí dịch vụ: Chỉ từ 1.200.000 đồng.
  • Thời gian hoàn thành thủ tục và bàn giao giấy phép: Từ 5 ngày làm việc.
  • Bạn chỉ cần cung cấp:
    • Thông tin mở công ty  dự kiến (địa chỉ lớp dạy thêm, vốn điều lệ, tên công ty…).
    • SĐT dự kiến đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Bản sao CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật của công ty, cổ đông hoặc thành viên góp vốn.

➨ Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh lớp dạy thêm, học thêm:

  • Tổng chi phí dịch vụ: Chỉ 1.500.000 đồng.
  • Thời gian hoàn thành thủ tục và bàn giao giấy phép: Từ 5 ngày làm việc.
  • Bạn chỉ cần cung cấp:
    • Thông tin đăng ký hộ kinh doanh: địa chỉ lớp dạy thêm, tên hộ kinh doanh, vốn…
    • Hộ chiếu/CCCD của chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn.

Luật Tín Minh sẽ miễn phí tư vấn từ A - Z các vấn đề về pháp lý, thuế, kế toán… trước - trong - sau thành lập công ty/thành lập hộ kinh doanh dạy thêm, dạy kèm, gia sư.

Xem chi tiết:

VII. Câu hỏi thường gặp về mở lớp dạy thêm, trung tâm dạy thêm

1. Giáo viên mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép?

Theo quy định mới của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, từ ngày 14/02/2025, giáo viên muốn dạy thêm tại nhà bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, giáo viên còn phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về việc tham gia dạy thêm.

Xem chi tiết: Mở lớp dạy thêm có phải xin phép?

2. Quy định về dạy thêm học thêm như thế nào?

Việc dạy thêm, học thêm phải đảm bảo tuân thủ về:

  • Nguyên tắc dạy thêm, học thêm.
  • Mức thu phí dạy thêm, học thêm.

Xem chi tiết: Quy định về dạy thêm học thêm -  mới nhất.

3. Thủ tục mở trung tâm dạy thêm, học thêm gồm các bước nào?

Quy trình tiến hành thủ tục mở trung tâm dạy thêm gồm 3 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập trung tâm dạy thêm theo mô hình công ty.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Chờ nhận giấy phép sau 3 - 5 ngày làm việc.

Xem chi tiết: Thủ tục mở trung tâm dạy thêm.

4. Mở công ty dạy thêm cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Để mở trung tâm, công ty dạy thêm, dạy kèm bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký mở công ty dạy thêm, dạy kèm, gia sư.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông góp vốn mở công ty.
  • Đơn ủy quyền (nếu có).

Xem chi tiết: Hồ sơ mở công ty dạy thêm.

5. Hồ sơ xin giấy phép hộ kinh doanh lớp dạy thêm gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ sẽ gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh lớp dạy kèm, dạy thêm.
  • Bản sao hợp lệ:
    • Hộ chiếu/CCCD của chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên gia đình.
    • Hợp đồng thuê/mượn nhà, sổ đỏ (nếu chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh) hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
    • Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc mở lớp dạy thêm, dạy kèm.
  • Giấy ủy quyền và bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của người trực tiếp nộp hồ sơ (nếu có).

Xem chi tiết: Hồ sơ mở hộ kinh doanh mở lớp dạy thêm.

6. Chi phí dịch vụ mở trung tâm gia sư, mở lớp dạy thêm tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?

Tại Luật Tín Minh, chi phí mở lớp, mở trung tâm dạy thêm, gia sư như sau:

  • Trọn gói chi phí đăng ký dạy thêm theo mô hình công ty: Chỉ từ 1.200.000 đồng.
  • Trọn gói đăng ký dạy thêm tại nhà theo mô hình hộ kinh doanh: Chỉ từ 1.500.000 đồng.

Xem chi tiết: Dịch vụ mở lớp dạy thêm tại Luật Tín Minh.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!