Luật Tín Minh

Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - Mới

Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy phép đầu tư)? Dự án nào cần xin giấy phép đầu tư? Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư & lưu ý.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 26/03/2021.
  • Thông tư 04/2015/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 25/02/2015.
  • Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT, có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.

II. Quy định về việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hay còn gọi là Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư) là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký về dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Vậy, khi nào nhà đầu tư nước ngoài cần xin Giấy phép đầu tư tại Việt Nam? Những điều kiện mà nhà đầu tư cần đáp ứng để xin giấy phép đầu tư là gì? Luật Tín Minh sẽ giải đáp ngay sau đây.

1. Các trường hợp cần xin Giấy phép đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

  • Dự án kinh doanh 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Tổ chức nước ngoài đầu tư vào một tổ chức kinh tế tại Việt Nam theo hình thức: góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, theo hợp đồng PPP hoặc theo hợp đồng BCC khi:
    • Vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế Việt Nam. 
    • Đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh có đa số các thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài.
  • Cá nhân/tổ chức nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư tại Việt Nam.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam (đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư) nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Cá nhân có quốc tịch hoặc tổ chức có địa chỉ trụ sở chính tại các quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng Việt Nam.
  • Ngành nghề đăng ký đầu tư phải nằm trong biểu cam kết của tổ chức WTO, không thuộc nhóm ngành nghề bị cấm hoạt động.
  • Dự án có địa điểm thực hiện tại Việt Nam.
  • Dự án đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Dự án đáp ứng các điều kiện về suất đầu tư trên một diện đất, quy mô lao động (nếu có).
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế (nếu có) có liên quan.

III. Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Tại nội dung này, Luật Tín Minh sẽ chia sẻ chi tiết quy trình xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án không diện chấp thuận chủ trương đầu tư. 

1. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020, bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị về việc thực hiện dự án đầu tư.
  • Đề xuất dự án đầu tư (*).
  • Giấy tờ chứng minh địa điểm thực hiện dự án tại Việt Nam:
    • Hợp đồng thuê nhà/văn phòng.
    • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của bên cho thuê như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy phép kinh doanh hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương.
  • Hợp đồng BCC (đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC).
  • Văn bản giải trình về công nghệ sử dụng trong đầu tư (đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định).
  • Bản sao hộ chiếu/CCCD của người Việt Nam (trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư chung với người Việt Nam).

Ngoài ra, tùy thuộc nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà bộ hồ sơ cần bổ sung thêm một số giấy tờ cần thiết sau:

  • Nếu nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:
    • Bản sao công chứng hộ chiếu của nhà đầu tư.
    • Văn bản chứng minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư bằng hoặc nhiều hơn số tiền đầu tư hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:
    • Bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    • Bản sao hộ chiếu/CCCD của người đại diện phần vốn góp của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
    • Báo cáo tài chính có kiểm toán trong vòng 2 năm gần nhất của tổ chức (được hợp pháp hóa lãnh sự còn hiệu lực trong vòng 90 ngày) hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc các tài liệu khác có giá trị tương đương.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(*): Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung sau:

  • Nhà đầu tư thực hiện dự án.
  • Mục tiêu hoạt động của dự án.
  • Quy mô dự án.
  • Vốn đầu tư và phương án huy động vốn.
  • Địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện dự án.
  • Nhu cầu về lao động thực hiện dự án.

Lưu ý: 

  • Các văn bản, giấy tờ trong bộ hồ sơ phải được trình bày bằng tiếng Việt.
  • Đối với trường hợp hồ sơ có tài liệu nước ngoài phải được hợp thức hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, sau đó dịch thuật, công chứng, kèm theo bản tài liệu tiếng nước ngoài. 

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Quy trình tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho người nước ngoài bao gồm các bước sau: 

➨ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như Luật Tín Minh đã chia sẻ.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư

Sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ cần thiết, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành nộp hồ sơ đến 1 trong 2 cơ quan đăng ký đầu tư sau:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (1).
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án, dự kiến đặt hoặc đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án (2).

Điều 39 Luật Đầu tư 2020 và Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư như sau:

(1): Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy phép đầu tư đối với các trường hợp sau:

  • Dự án đầu tư được thực hiện trong các khu đó.
  • Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế.

(2): Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án, dự kiến đặt hoặc đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đối với các trường hợp sau:

  • Dự án thực hiện tại 2 tỉnh trở lên.
  • Dự án thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
  • Dự án thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

➨ Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư phê duyệt hồ sơ và trả kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xét duyệt, giải quyết hồ sơ và trả kết quả trong vòng 15 ngày làm việc:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo bằng văn bản và hướng dẫn nhà đầu tư chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu. 

Nhà đầu tư sẽ nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài.

IV. Lưu ý cần biết sau khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Sau khi hoàn thành thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành các thủ tục sau:

  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tiến hành những việc cần làm sau khi thành lập công ty như: treo bảng hiệu, khắc con dấu, mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, nộp hồ sơ khai thuế, mua hóa đơn điện tử
  • Mở tài khoản góp vốn đầu tư và thực hiện nghĩa vụ góp vốn như đã đăng ký.
  • Thực hiện dự án theo đúng quy định tại Giấy phép đầu tư.
  • Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện cần tiến hành thủ tục xin giấy phép con theo quy định.
  • Đối với mục tiêu dự án (ngành kinh doanh chính) là phân phối bán buôn, bán lẻ, nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý: 
    • Nếu mục tiêu hoạt động dự án là phân phối bán buôn: Có thể đăng ký hoạt động bình thường.
    • Nếu mục tiêu hoạt động dự án là phân phối bán lẻ: Cần xin Giấy phép phân phối do Sở Công Thương cấp.

Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

V. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Luật Tín Minh

Bạn đang cần xin cấp Giấy phép đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam? Tuy nhiên, bạn đang gặp khó khăn trong việc:

  • Tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Không có nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư theo quy định. 
  • Dự toán kinh phí thực hiện xin cấp Giấy phép đầu tư và lo sợ các khoản phí phát sinh trong quá trình thực hiện.

Nếu vậy, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Luật Tín Minh với cam kết:

  • Chi phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 30.000.000 đồng, không phát sinh phụ phí khác.
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng, chỉ từ 20 ngày làm việc.
  • Bạn chỉ cần cung cấp hồ sơ theo hướng dẫn chi tiết của Luật Tín Minh, những việc còn lại Luật Tín Minh sẽ thay bạn xử lý từ A – Z và bàn giao Giấy phép đầu tư tận nơi theo yêu cầu.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép đầu tư tại Luật Tín Minh, bạn sẽ được:

  • Miễn phí tư vấn các thủ tục pháp lý khác sau khi xin Giấy phép đầu tư, giúp doanh nghiệp hoạt động suôn sẻ và đúng luật.
  • Miễn phí dịch vụ thành lập công ty, tặng bảng hiệu và con dấu chức danh.

Xem chi tiết: Dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

VI. Câu hỏi thường gặp về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư trong các trường hợp sau:

  • Dự án kinh doanh 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trên 50% tổng vốn điều lệ của các tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Hoặc tổ chức kinh tế là công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài.
  • Tiếp nhận chuyển nhượng dự án từ nhà đầu tư nước ngoài khác.

Xem chi tiết: Trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư?

2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư được tiến hành như thế nào?

Quy trình xin cấp Giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài gồm 3 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theo quy định.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, duyệt hồ sơ và trả kết quả cho nhà đầu tư nước ngoài.

Xem chi tiết: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những giấy tờ gì?

Bộ hồ sơ xin Giấy phép đầu tư gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị về việc thực hiện dự án đầu tư.
  • Đề xuất dự án đầu tư.
  • Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.
  • Giấy tờ chứng minh tài chính của nhà đầu tư nước ngoài như sao kê tài khoản ngân hàng, báo cáo tài chính hoặc giấy tờ khác tương đương.
  • Giấy tờ chứng minh địa điểm thực hiện dự án tại Việt Nam.

Xem chi tiết và tải mẫu: Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và Sở Kế hoạch và Đầu tư là 2 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem chi tiết: Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

5. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư?

Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau để được cấp Giấy phép đầu tư:

  • Cá nhân hoặc tổ chức có quốc tịch hoặc trụ sở chính tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO.
  • Ngành nghề đăng ký đầu tư không thuộc nhóm ngành nghề bị cấm hoạt động và phải nằm trong biểu cam kết của tổ chức WTO.
  • Địa điểm thực hiện dự án thuộc lãnh thổ Việt Nam.
  • ….

Xem chi tiết: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

6. Phí dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?

Tổng chi phí dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư tại Luật Tín Minh là từ 30.000.000 đồng, cam kết không phụ thu thêm bất cứ chi phí nào.

Xem chi tiết: Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

7. Thời gian hoàn thành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Luật Tín Minh là bao lâu?

Luật Tín Minh cam kết hoàn thành thủ tục và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tận nơi cho khách hàng trong vòng từ 20 ngày làm việc.

8. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ làm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Luật Tín Minh?

5 lý do bạn nên lựa chọn sử dụng dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho người nước ngoài tại Luật Tín Minh:

  • Đội ngũ chuyên gia pháp lý am hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư.
  • Đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi, đúng luật.
  • Thủ tục đơn giản, tối ưu thời gian và chi phí cho khách hàng.
  • Cam kết hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thỏa thuận. 
  • Miễn phí: thành lập công ty, tặng kèm bảng treo và con dấu chức danh.
  • Miễn phí: tư vấn các vấn đề pháp lý khác sau khi hoàn thành dịch vụ.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!