
Khái niệm tố cáo, tố giác tội phạm là gì? Tố cáo và tố giác khác nhau như thế nào: thẩm quyền, thời hạn giải quyết tố cáo, tố giác, ai có quyền tố giác và tố cáo v.v.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Tố cáo 2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
- Bộ luật hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
- Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, có hiệu lực từ ngày 01/03/2018.
II. Tố cáo là gì? Tố giác là gì?
1. Khái niệm tố cáo là gì?
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo là việc công dân trình báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào đe dọa gây thiệt hại hoặc có gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bao gồm:
- Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
➣ Tham khảo thêm: Làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Tố giác tội phạm là gì?
Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tố giác tội phạm là việc công dân phát hiện và tiến hành tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi có dấu hiệu tội phạm. Việc tố giác về tội phạm có thể được tiến hành bằng văn bản, bằng lời hoặc bằng các phương tiện thông tin khác.

Tố cáo và tố giác thường gây nhầm lẫn bởi có phần tương đồng trong khái niệm. Người dân có thể phân biệt tố cáo và tố giác thông qua 6 tiêu chí sau:
1. Cơ sở pháp lý
Tố cáo
|
Tố giác
|
Luật Tố cáo 2018
|
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
|
2. Ai có quyền tố cáo/tố giác?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 và Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chủ thể thực hiện tố giác và tố cáo đều là công dân, nhưng có sự khác biệt như sau:
Tố cáo
|
Tố giác
|
- Mọi cá nhân biết về hành vi hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức, cơ quan đều có quyền tố cáo.
- Cá nhân thực hiện việc tố cáo phải có thông tin tên, tuổi, địa chỉ rõ ràng.
|
- Cá nhân phát hiện và cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra hoặc hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra và có dấu hiệu phạm tội.
|
3. Đối tượng của tố giác và tố cáo
Đối tượng của tố cáo rộng hơn so với đối tượng của tố giác tội phạm, cụ thể:
Tố cáo
|
Tố giác
|
- Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
|
- Hành vi có dấu hiệu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
|
4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, tố giác
Tố cáo
|
Tố giác
|
Tiến hành tố cáo theo quy định là quyền của công dân.
|
Tiến hành tố giác theo quy định vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân.
|
➤ Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo được quy định tại Mục I Chương III Luật Tố cáo 2018, cụ thể:
➧ Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các nhân là:
- Cán bộ, viên chức, công chức: Người đứng đầu của tổ chức, cơ quan quản lý cán bộ, viên chức, công chức đó giải quyết.
- Cá nhân là cấp phó của người đứng đầu hoặc là người đứng đầu tổ chức, cơ quan: Người đứng đầu của tổ chức, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp tổ chức, cơ quan đó giải quyết.
- Cá nhân là cán bộ, viên chức, công chức được quản lý bởi nhiều cơ quan, tổ chức: Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cùng phối hợp giải quyết, trong đó việc chủ trì giải quyết sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp cán bộ, viên chức, công chức đó đảm nhận.
➧ Đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của tổ chức, cơ quan: Người đứng đầu tổ chức, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của tổ chức, cơ quan đó.
➧ Đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, viên chức, công chức của tổ chức, cơ quan đã giải thể: Người đứng đầu của tổ chức, cơ quan quản lý trực tiếp tổ chức, cơ quan nơi cán bộ, viên chức, công chức công tác trước khi giải thể.
➧ Đối với hành vi vi phạm của cán bộ, viên chức, công chức của tổ chức, cơ quan đã chia, tách, hợp nhất, sáp nhập: Người đứng đầu của tổ chức, cơ quan sau chia, tách, hợp nhất, sáp nhập nơi mà công tác của cá nhân bị tố cáo chủ trì giải quyết phối hợp với người đứng đầu của tổ chức, cơ quan liên quan.
➤ Thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm
Thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm được quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, bao gồm:
- Cơ quan điều tra.
- Viện kiểm sát các cấp.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Các tổ chức, cơ quan khác, gồm: Trạm Công an, Đồn Công an, Công an xã, phường, thị trấn, Tòa án các cấp, Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 30 Luật Tố cáo 2018 và Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết tố giác tội phạm và tố cáo được quy định như sau:
Tố cáo
|
Tố giác tội phạm
|
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
|
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn tố giác.
|
Lưu ý:
Tùy từng hợp, vụ việc bị tố cáo, tố giác mà quy định về thời hạn giải quyết có thể thay đổi như sau:
➤ Về thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
- Đối với vụ việc phức tạp: Có thể gia hạn thời hạn giải quyết tố cáo 1 lần nhưng không được nhiều hơn 30 ngày.
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp: Có thể gia hạn thời hạn giải quyết 2 lần nhưng mỗi lần không được nhiều hơn 30 ngày.
➤ Về thời hạn giải quyết tố giác tội phạm
- Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc cần tiến hành xác minh, điều tra tại nhiều địa điểm: Thời hạn giải quyết tố giác là không quá 2 tháng.
- Trường hợp việc xác minh vẫn chưa thể kết thúc đúng thời hạn quy định, Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể tiến hành gia hạn 1 lần, tuy nhiên không được nhiều hơn 2 tháng.
Căn cứ Điều 8, Điều 9 Luật Tố cáo 2018, Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) hệ quả pháp lý của việc tố cáo và tố giác được quy định như sau:
Tố cáo
|
Tố giác
|
- Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với nội dung tố cáo, nếu cố ý tố cáo sai sự thật có thể bị xử lý như sau:
- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật gây ra.
- Bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017).
- Trường hợp tố cáo sai sự thật do lỗi không cố ý thì không bị xem là vi phạm pháp luật.
|
- Pháp luật quy định người biết rõ về hành vi có dấu hiệu tội phạm bắt buộc phải tố giác tội phạm.
- Trường hợp biết rõ nhưng không tố giác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (*).
- Người cố ý tố giác về tội phạm sai sự thật có thể bị xử lý như sau:
- Xử lý kỷ luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
|
(*) Người không tố giác tội phạm thuộc các trường hợp sau không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không áp dụng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác được quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015):
- Người bào chữa của người phạm tội trong trường tội phạm của người được bào chữa được người bào chữa biết được khi chịu trách nhiệm bào chữa.
- Là thân nhân của người phạm tội, bao gồm: bà, ông, mẹ, cha, con, cháu, anh, chị, em ruột, hoặc có quan hệ vợ - chồng.
IV. Câu hỏi liên quan đến sự khác nhau giữa tố cáo và tố giác
1. Có thể phân biệt tố giác và tố cáo dựa trên những tiêu chí nào?
Người dân có thể phân biệt tố cáo và tố giác tội phạm thông qua các tiêu chí sau:
- Cơ sở pháp lý.
- Đối tượng thực hiện tố cáo, tố giác.
- Đối tượng bị tố cáo, tố giác.
- Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, tố giác.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tố cáo.
- Thời hạn giải quyết tố cáo và tố giác.
- Hậu quả pháp lý của tố cáo và tố giác
➣ Xem chi tiết: Phân biệt tố cáo và tố giác.
2. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Tố cáo 2018, thời hạn giải quyết đơn tố cáo là 30 ngày, tính từ thời điểm thụ lý tố cáo. Tùy từng vụ việc bị tố cáo mà có thể gia hạn thêm thời gian giải quyết, cụ thể:
- Đối với vụ việc phức tạp: Có thể gia hạn thời hạn giải quyết tố cáo 1 lần nhưng không được nhiều hơn 30 ngày.
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp: Có thể gia hạn thời hạn giải quyết 2 lần nhưng mỗi lần không được nhiều hơn 30 ngày.
➣ Xem chi tiết: Thời hạn giải quyết đơn tố cáo.
3. Quy định về thời hạn giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm?
Theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015, thời hạn giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm được quy định như sau:
- Thông thường: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố giác, tin báo về tội phạm.
- Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc cần tiến hành xác minh, điều tra tại nhiều địa điểm: Thời hạn giải quyết tố giác là không quá 2 tháng.
- Trường hợp việc xác minh vẫn chưa thể kết thúc đúng thời hạn quy định, Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể tiến hành gia hạn 1 lần, tuy nhiên không được nhiều hơn 2 tháng.
➣ Xem chi tiết: Thời hạn giải quyết đơn tố giác tội phạm.
4. Ai có quyền tố giác tội phạm?
Bất cứ công dân nào cũng có quyền tố giác tội phạm khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm. Đây không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân.
5. Tố giác tội phạm sai sự thật xử lý như thế nào?
Trường hợp cố ý tố giác tội phạm sai sự thật thì tùy mức đó mà người tố giác có thể bị xử lý như sau:
- Xử lý kỷ luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
6. Không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Có. Người biết rõ về hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng không tố giác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội không tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 (trừ các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật).
➣ Xem chi tiết: Tội không tố giác tội phạm.
7. Tố cáo không đúng sự thật có vi phạm không? Tố cáo sai sự thật xử lý như thế nào?
Tùy thuộc việc tố cáo sai sự thật là cố ý hoặc không cố ý mà người tố cáo có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Trường hợp cố ý tố cáo sai sự thật có thể bị xử phạt như sau: Bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
- Trường hợp tố cáo sai sự thật do lỗi không cố ý thì không bị xem là vi phạm pháp luật.
8. Tố giác có phải là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự không?
Phải. Việc tố giác của cá nhân khi được xác định có dấu hiệu tội phạm là một trong những căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.