Luật Tín Minh

Cách làm hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty

Có được mượn nhà làm trụ sở công ty? Cách làm hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty. Tải mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020, hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Luật Nhà ở 2023, hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
  • Bộ luật Dân sự 2015, hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

II. Mượn nhà làm trụ sở công ty có hợp pháp?

1. Có được mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty không?

Có thể nói, mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty có được không là một trong các thắc mắc phổ biến được đặt ra trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan.

Cụ thể, tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định các điều kiện về trụ sở của công ty khi đăng ký thành lập, theo đó: 

  • Địa chỉ trụ sở công ty là địa chỉ liên lạc của công ty, phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Địa chỉ công ty phải rõ ràng, cụ thể, bao gồm các thông tin: số nhà, tên phố, tên phường, thành phố/tỉnh.
  • Có thông tin liên hệ gồm số điện thoại công ty, fax, email (nếu có).

➤ Như vậy, pháp luật hiện hành không ngăn cấm việc doanh nghiệp mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty. Tuy nhiên, việc mượn nhà phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về loại nhà mượn, thuê mà Luật Tín Minh chia sẻ bên dưới.

2. Loại nhà nào được cho mượn làm văn phòng, trụ sở công ty?

Căn cứ Điều 3 Luật Nhà ở 2023, các loại nhà được mượn và không được mượn làm văn phòng, trụ sở công ty được quy định như sau:

➨ Loại nhà được cho mượn làm văn phòng, trụ sở công ty:

  • Nhà chung cư hỗn hợp (có nghĩa là nhà chung cư được xây dựng với mục đích vừa để ở, vừa để kinh doanh) nằm trong phần diện tích được phép kinh doanh.
  • Các loại nhà ở khác có giấy tờ sở hữu hợp pháp, không thuộc diện bị pháp luật cấm hoạt động kinh doanh hay đang có tranh chấp..

➨ Loại nhà không được phép cho mượn làm văn phòng, trụ sở công ty: Nhà chung cư chỉ có mục đích để ở và nhà tập thể.

Doanh nghiệp cần lưu ý kiểm tra tính pháp lý của căn nhà trước khi tiến hành ký hợp đồng mượn nhà làm trụ sở công ty hoặc làm văn phòng công ty để tránh những rủi ro không đáng có.

➣ Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

III. Cách làm hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng mượn nhà làm đăng ký kinh doanh,cụ thể là làm văn phòng, trụ sở công ty sẽ do các bên tự thỏa thuận, thống nhất và phải được lập thành văn bản

1. Nội dung hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng công ty

Hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty sẽ do các bên tự thỏa thuận thống nhất và phải được lập thành văn bản bao. Hợp đồng cần gồm đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023, cụ thể:

  1. Thông tin tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch mượn nhà.
  2. Mô tả thông tin chi tiết về căn nhà cho mượn và thửa đất gắn liền với nhà (nếu có). 
  3. Thời gian giao nhà, thời hạn cho mượn nhà.
  4. Quyền và nghĩa vụ của bên mượn nhà và bên cho mượn nhà.
  5. Giá giao dịch nhà, giá trị góp vốn (trường hợp các bên có thỏa thuận thêm về giá trong  giao dịch mượn nhà).
  6. Cam kết của các bên trong giao dịch mượn nhà.
  7. Các thỏa thuận khác (nếu có).
  8. Thời gian ký kết hợp đồng, thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  9. Đối với trường hợp mượn nhà chung cư, hợp đồng mượn nhà cần thể hiện rõ các thông tin sau đây:
    • Diện tích sàn xây dựng của nhà chung cư trong giao dịch mượn nhà. 
    • Phần sở hữu tiên, phần sở hữu, sử dụng chung.
    • Mục đích sử dụng đối với phần diện tích sử dụng chung, sở hữu chung đúng với mục đích thiết kế đã được phê duyệt.
  10. Chữ ký, phần đóng dấu (nếu có) của các bên tham gia ký kết hợp đồng. 

2. Hợp đồng cho mượn nhà có cần công chứng không?

Căn cứ khoản 2 Điều 164 Luật Nhà ở 2023, hợp đồng cho mượn nhà ở làm văn phòng, trụ sở công ty không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực. Dù vậy, Luật Tín Minh khuyên bạn nên tiến hành thủ tục này để đảm bảo tốt các quyền lợi hợp pháp của mình cũng như tránh được những rủi ro không mong muốn về sau. 

IV. Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty cần áp dụng. Bạn có thể căn cứ vào nội dung Luật Tín Minh vừa hướng dẫn ở trên để soạn thảo hợp đồng phù hợp với tình huống và thỏa thuận thực tế của các bên trong giao dịch cho mượn nhà.

Hoặc bạn có thể tham khảo và tải mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty đầy đủ nội dung, đảm bảo tính pháp lý mà Luật Tín Minh đã chia sẻ tại đây:

⤓ Tải mẫu miễn phí: Hợp đồng mượn nhà làm văn phòng.

V. Lưu ý khi mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty?

1. Lưu ý về hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty

Khi phát sinh hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty, các bên cần lưu ý 3 điều sau:

  1. Căn cứ Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty bản chất là một loại hợp đồng dân sự về việc mượn tài sản, theo đó: 
    • Bên cho mượn giao căn nhà cho bên mượn làm văn phòng, trụ sở công ty mà không yêu cầu thanh toán chi phí. 
    • Bên mượn phải hoàn trả lại căn nhà cho bên cho mượn khi hết hiệu lực hợp đồng hoặc theo thỏa thuận.
  2. Dù các bên có thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng hay không thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và có hiệu lực tại thời điểm ký hoặc theo thỏa thuận. Theo đó:
    • Các bên bắt buộc phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng.
    • Các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia ký kết hợp đồng được pháp luật bảo vệ.
  3. Trường hợp có tranh chấp xảy ra, các bên tiến hành giải quyết theo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mượn nhà hoặc các phương thức khác theo đúng quy định của pháp luật.

➣ Xem thêm: 

2. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty

Căn cứ Điều 496, Điều 497, Điều 498, Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mượn nhà được quy định như sau:

➤ Về quyền của các bên

Bên mượn nhà

Bên cho mượn nhà

➧ Được sử dụng nhà theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.

➧ Yêu cầu bên cho mượn thanh toán các chi phí sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản căn nhà (nếu có thỏa thuận).

➧ Không phải chịu trách nhiệm đối với những hao mòn tự nhiên của nhà mượn.

➧ Đòi lại căn nhà khi hết hạn hợp đồng hoặc ngay khi bên mượn đã đạt được mục đích (nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn mượn nhà).

➧ Đòi lại căn nhà nếu có nhu cầu cấp bách, đột xuất nhưng cần báo trước cho bên mượn trong khoảng thời gian hợp lý.

➧ Đòi lại căn nhà khi bên mượn không sử dụng nhà theo đúng mục đích, không thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận.

➧ Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với căn nhà được gây ra bởi bên mượn nhà.


➤ Về nghĩa vụ của các bên

Bên mượn nhà

Bên cho mượn nhà

➧ Giữ gìn, bảo quản, sửa chữa những hư hỏng thông thường của căn nhà.

➧ Không tự ý làm thay đổi hiện trạng căn nhà.

➧ Không được cho người khác mượn lại căn nhà nếu bên cho mượn nhà chưa đồng ý.

➧ Trả lại căn nhà theo đúng thỏa thuận về thời hạn trả (trường hợp không có thỏa thuận thì trả lại nhà ngay sau khi đã đạt được mục đích mượn nhà).

➧ Bồi thường các thiệt hại đối với căn nhà do mình gây ra.

➧ Chịu rủi ro về căn nhà trong thời gian chậm trả.

➧ Cung cấp cho bên mượn thông tin về các khuyết tật, hư hỏng cũng như thông tin về việc sử dụng ngôi nhà.

➧ Thanh toán cho bên mượn nhà các khoản chi phí liên quan đến việc sửa chữa, làm tăng giá trị ngôi nhà (nếu có thỏa thuận).

➧ Bồi thường thiệt hại cho bên mượn trong trường hợp căn nhà có hư hỏng mà không báo với bên mượn, dẫn đến thiệt hại cho bên mượn (trừ trường hợp bên mượn biết hoặc phải biết về khiếm khuyết đó). 

VI. Có nên mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty?

Thực tế, việc mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm hiệu quả các khoản chi phí trong quá trình đăng ký thành lập, hoạt động. Đồng thời, nếu có quan hệ tốt với cá nhân/tổ chức là chủ nhà, doanh nghiệp có thể không bị ràng buộc bởi thời hạn sử dụng căn nhà.

Tuy nhiên, việc mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà doanh nghiệp cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện, như:

  • Bên cho mượn nhà có thể đòi lại căn nhà vì lý do đột xuất, nhu cầu cấp bách. Điều này có thể gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh  nghiệp.
  • Căn nhà cho mượn có thể không đáp ứng tốt các nhu cầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh về diện tích, cấu trúc, nội thất…
  • Thông thường, việc cho mượn nhà được thực hiện giữa những cá nhân, tổ chức có quan hệ thân thiết. Vậy nên nếu có tranh chấp xảy ra thì mối quan hệ giữa các bên có thể bị ảnh hưởng hoặc rạn nứt.

➤ Tóm lại, việc đưa ra quyết định có nên mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty hay không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của các doanh nghiệp. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và rủi ro của việc mượn nhà tương ứng với trường hợp của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp, tối ưu nhất.

Nếu bạn quyết định áp dụng phương án mượn nhà làm văn phòng, trụ sở doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ soạn thảo hợp đồng mượn nhà trọn gói với chi phí chỉ từ 1.000.000 đồng tại Luật Tín Minh.

Trong thời gian từ 1 - 4 ngày làm việc, luật sư am hiểu pháp luật, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp soạn thảo hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty và bàn giao tận nơi theo yêu cầu. 

Hợp đồng mượn nhà do luật sư Luật Tín Minh soạn thảo cam kết đảm bảo các tiêu chí:

  • Nội dung đầy đủ, chính xác theo thông tin khách hàng cung cấp.
  • Các điều khoản rõ ràng, minh bạch, đảm bảo tính pháp lý.
  • Đảm bảo quyền lợi và hạn chế tối đa rủi ro phát sinh cho khách hàng.

Liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để nhận tư vấn chi tiết và hỗ trợ tận tình, nhanh chóng.

➣ Xem chi tiết: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng nhanh - Từ 1 ngày xong.

VII. Câu hỏi thường gặp về hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty

1. Hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty cần có nội dung gì?

Hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty cần có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023.

➣ Xem chi tiết: Nội dung hợp đồng mượn nhà.

2. Hợp đồng mượn nhà làm văn phòng công ty có cần công chứng không?

Không bắt buộc. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc công chứng/chứng thực hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty theo nhu cầu.

➣ Xem chi tiết: Hợp đồng mượn nhà cần công chứng?

3. Nhà chung cư có được mượn làm trụ sở công ty không? 

Trường hợp nhà chung cư được xây dựng theo mục đích hỗn hợp (vừa để ở, vừa để kinh doanh) và nằm trong phần diện tích được phép kinh doanh thì có thể được mượn làm văn phòng, trụ sở công ty.

➣ Xem chi tiết: Các loại nhà được mượn làm văn phòng công ty.

4. Tải mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty ở đâu?

Bạn có thể tham khảo và tải mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, trụ sở công ty mới nhất tại đây:

➣ Xem chi tiết: Tải mẫu hợp đồng mượn nhà.

5. Thuê luật sư soạn thảo hợp đồng mượn nhà làm văn phòng công ty ở đâu uy tín?

Bạn có thể tham khảo dịch vụ soạn thảo hợp đồng mượn nhà nhanh, trọn gói tại Luật Tín Minh: 

  • Trực tiếp luật sư chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm thực chiến soạn thảo hợp đồng.
  • Chi phí thuê luật sư soạn hợp đồng mượn nhà trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng.
  • Bàn giao hợp đồng tận nơi nhanh chóng, chỉ từ 1 ngày.
  • Hợp đồng đầy đủ nội dung, đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng như hạn chế tối đa rủi ro.

Liên hệ Luật Tín Minh để nhận tư vấn chi tiết hơn về thông tin dịch vụ. 

➣ Xem chi tiết: Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!