
Khái niệm tố tụng dân sự là gì? Khái niệm tố tụng hành chính là gì? Tìm hiểu điểm giống, khác nhau cơ bản giữa thủ tục tố tụng dân sự & thủ tục tố tụng hành chính.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hiệu lực thi hành từ 01/07/2016.
- Luật Tố tụng hành chính 2015, hiệu lực thi hành từ 01/07/2016.
II. Tố tụng dân sự là gì? Tố tụng hành chính là gì?
1. Khái niệm tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự là hệ thống các quy phạm pháp luật được ban hành nhằm đưa ra quy định về trình tự và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tranh chấp thuộc lĩnh vực tố tụng dân sự bao gồm các tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức liên quan đến:
- Hợp đồng.
- Bồi thường thiệt hại.
- Quyền sở hữu tài sản.
- Quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự, kinh doanh, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động và những vấn đề khác thuộc phạm vi pháp luật dân sự.
Tố tụng dân sự là công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, đảm bảo rằng việc giải quyết tranh chấp được thực hiện một cách công bằng, khách quan, đúng pháp luật, từ đó góp phần duy trì công lý và trật tự xã hội.
2. Khái niệm tố tụng hành chính
Tố tụng hành chính là toàn bộ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xử lý, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hành chính tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là các khiếu kiện liên quan đến quyết định hoặc hành vi hành chính giữa:
- Tổ chức/cá nhân với cơ quan hành chính nhà nước.
- Tổ chức/cá nhân với người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Mục tiêu cốt lõi của tố tụng hành chính là bảo đảm việc thực thi quyền lực của các cơ quan nhà nước được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ hành chính.

➣ Xem thêm: Tố tụng là gì?
Tố tụng dân sự và tố tụng hành chính là 2 quy trình pháp lý quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam, có những điểm tương đồng đáng chú ý bao gồm:
➞ Thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các bên:
Các bên đương sự dù là trong thủ tục tố tụng dân sự (nguyên đơn, bị đơn) hay thủ tục tố tụng hành chính (người khởi kiện, người bị kiện) thì đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
Nguyên tắc này nhằm giúp Tòa án đưa ra phán quyết trên cơ sở khách qua, đồng thời đảm bảo các bên tham gia tố tụng được bảo vệ các quyền và lợi ích một cách công bằng, không bị phân biệt đối xử.
➞ Tuân thủ nguyên tắc xét xử công khai:
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt cần thiết phải xét xử kín (ví dụ: bảo vệ bí mật nhà nước, quyền riêng tư…), cả hai loại tố tụng đều tuân thủ nguyên tắc xét xử công khai nhằm đảm bảo tính minh bạch.
Các bên tham gia tố tụng cùng công chúng theo đó có thể theo dõi quá trình xét xử một cách rõ ràng. Từ đó, đảm bảo được tính công khai và minh bạch của Tòa án..
➞ Đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân các cấp (huyện, tỉnh, cấp cao, tối cao) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết cả vụ việc dân sự và hành chính từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm và tái thẩm (nếu có).
Điều này đảm bảo sự thống nhất về việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến cả lĩnh vực dân sự và lĩnh vực hành chính trong hệ thống Tòa án Việt Nam.
➞ Đảm bảo quyền kháng cáo, kháng nghị:
Dù là tố tụng dân sự hay tố tụng hành chính thì:
- Các bên đương sự có quyền kháng cáo bản án/quyết định của Tòa án cấp dưới nếu không đồng ý với bản án/quyết định đó.
- Viện kiểm sát có quyền kháng nghị nếu phát hiện sai sót trong quá trình xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo đúng quy định của pháp luật.
➞ Quy trình xét xử qua các cấp Tòa án:
Cả hai loại tố tụng đều có quy trình xét xử qua nhiều cấp: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (nếu có).
Quy trình này đảm bảo tính chính xác, công bằng cũng như tạo cơ hội cho các bên bảo vệ quyền lợi của mình khi nhận thấy các phán quyết được đưa ra chưa đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Do tính chất đặc thù của quan hệ tranh chấp, thủ tục tố tụng hành chính và thủ tục tố tụng dân sự có những khác biệt cơ bản sau:
1. Cơ sở pháp lý
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
|
Luật tố tụng hành chính 2015.
|
2. Phạm vi giải quyết
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Giải quyết các vụ án về:
- Các việc về yêu cầu dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình.
- Các vụ án về tranh chấp dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình.
- Công nhận, cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
|
Giải quyết các vụ án về:
- Khiếu kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính (trừ một số hành vi, quyết định đặc biệt).
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc, áp dụng đối với công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Khiếu kiện danh sách cử tri.
|
3. Nguyên đơn/người khởi kiện
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Nguyên đơn là các tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục khởi kiện khi cho rằng bản thân đang bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp.
|
Người khởi kiện là tổ chức/cá nhân chịu ảnh hưởng bởi hành vi hoặc quyết định hành chính.
|
4. Bị đơn/người bị kiện
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Bị đơn có thể là tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến tranh chấp dân sự bị nguyên đơn khởi kiện.
|
Bên bị kiện là người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước làm việc trong cơ quan nhà nước
|
5. Mục đích tố tụng
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, giải quyết tranh chấp theo đúng quy định pháp luật, duy trì trật tự xã hội và công lý.
|
Bảo vệ các quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm bởi hành vi/quyết định hành chính của tổ chức/cá nhân.
|
6. Thời hiệu khởi kiện
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Từ 2 năm đến 3 năm (tùy từng loại tranh chấp dân sự).
|
1 năm tính từ ngày tổ chức/cá nhân biết được hoặc nhận được quyết định/hành vi hành chính.
|
7. Trách nhiệm chứng minh
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Người khởi kiện (nguyên đơn) phải chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình.
|
Cơ quan nhà nước (bị đơn) phải chứng minh tính hợp pháp của hành vi/quyết định hành chính.
|
8. Ủy quyền lại cho bên thứ 3
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Không có quy định cụ thể.
Riêng đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng thay mình (Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
|
Người đại diện theo ủy quyền không được phép ủy quyền lại cho bên thứ 3. (căn cứ Khoản 5 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015)
|
9. Hoà giải trước xét xử
Tố tụng dân sự
|
Tố tụng hành chính
|
Hòa giải là thủ tục bắt buộc trước khi xét xử sơ thẩm, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định (Khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
|
Không bắt buộc tiến hành hòa giải trước khi xét xử sơ thẩm.
|
V. Các câu hỏi về tố tụng dân sự và tố tụng hành chính thường gặp
1. Tố tụng dân sự là gì?
Tố tụng dân sự là quy trình pháp lý giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các cá nhân, tổ chức bao gồm tranh chấp: tài sản, hợp đồng, bồi thường thiệt hại, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại.
2. Tố tụng hành chính là gì?
Tố tụng hành chính là quy trình pháp lý giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền về quyết định, hành vi hành chính.
3. Tố tụng hành chính và tố tụng dân sự có điểm gì tương đồng không?
Có. Về cơ bản, cả tố tụng hành chính và tố tụng dân sự đều:
- Thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các bên.
- Tuân thủ nguyên tắc xét xử công khai.
- Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
- Đảm bảo quyền kháng cáo (đối với đương sự), kháng nghị (đối với Viện kiểm sát).
- Có quy trình xét xử qua các cấp Tòa án.
➣ Xem chi tiết: Điểm giống nhau giữa tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.
4. Những điểm khác nhau giữa thủ tục tố tụng hành chính và thủ tục tố tụng dân sự là gì?
Căn cứ theo quy định pháp luật Việt Nam, tố tụng hành chính và tố tụng dân khác nhau về:
- Căn cứ pháp lý.
- Phạm vi giải quyết.
- Nguyên đơn/người khởi kiện.
- Bị đơn/người bị kiện.
- Mục tiêu tố tụng.
- Thời hiệu khởi kiện.
- Trách nhiệm chứng minh.
- Ủy quyền lại cho bên thứ 3.
- Hoà giải trước xét xử.
➣ Xem chi tiết: Phân biệt tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.
5. Khi nào một vụ án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự mà không phải thủ tục tố tụng hành chính?
Để xác định một vụ án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính, bạn cần dựa vào tính chất vụ việc:
- Nếu liên quan đến quyền lợi giữa cá nhân/tổ chức (tranh chấp hợp đồng vay tiền, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, ly hôn…): Vụ án được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Nếu liên quan đến khiếu kiện quyết định/hành vi của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền (khiếu kiện quyết định thu hồi đất của UBND, khiếu kiện về quyết định kỷ luật cảnh cáo, khiển trách…): Vụ án sẽ được giải quyết của theo thủ tục tố tụng hành chính.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.