Luật Tín Minh

Mã ngành - điều kiện & thủ tục Thành Lập Công Ty Giáo Dục

Mã ngành giáo dục là gì? Điều kiện thành lập công ty giáo duc. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề giáo dục. Sau khi thành lập công ty cần làm gì?

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018.
  • Nghị định 143/2016/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 14/10/2016.

Hiện nay, ngoài các cơ sở giáo dục công lập thì ngày càng nhiều cá nhân/tổ chức muốn thành lập công ty giáo dục để mở các cơ sở đào tạo tư.

Vậy thành lập công ty giáo dục cần những gì? Quy trình thành lập ra sao? Cùng Luật Tín Minh giải đáp trong bài viết sau đây.

II. Điều kiện & mã ngành kinh doanh giáo dục

1. Điều kiện thành lập công ty giáo dục

Kinh doanh giáo dục là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, ngoài những điều kiện cơ bản để thành lập công ty như địa chỉ công ty, tên công ty, vốn điều lệ… doanh nghiệp còn phải đáp ứng một số điều kiện đặc thù như vốn pháp định, bằng cấp, chứng chỉ, giấy phép con, cơ sở vật chất… đối với từng ngành nghề giáo dục cụ thể.

Chi tiết các điều kiện mở công ty giáo dục như sau:

1.1. Điều kiện về loại hình công ty giáo dục

Để mở công ty kinh doanh giáo dục, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các loại hình sau:

1.2. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của công ty

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện công ty giáo dục phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đầy đủ khả năng cũng như hành vi dân sư và từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Không bắt buộc là người góp vốn trong công ty.
  • Không nằm trong danh sách các đối tượng bị hạn chế hoặc bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty.

1.3. Điều kiện về vốn pháp định

Hiện tại, pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn pháp định khi thành lập công ty giáo dục nói chung. Tuy nhiên, nếu công ty giáo dục muốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định.

Cụ thể:

Mức vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp không bao gồm giá trị về đất đai (quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP):

  • Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Tối thiểu là 5 tỷ đồng.
  • Đối với trường trung cấp: Tối thiểu là 50 tỷ đồng.
  • Đối với trường cao đẳng: Tối thiểu là 100 tỷ đồng. 

Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?

1.4. Điều kiện về bằng cấp, chứng chỉ hành nghề

Tùy vào lĩnh vực, ngành nghề giáo dục cụ thể là gì mà doanh nghiệp sẽ cung cấp các bằng cấp, chứng chỉ khác nhau.

Tham khảo thêm: Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

1.5. Điều kiện về giấy phép con (giấy phép đủ điều kiện hoạt động)

Để công ty giáo dục chính thức đi vào hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì còn tùy vào từng ngành nghề giáo dục cụ thể mà doanh nghiệp cần có thêm giấy phép đủ điều kiện hoạt động được cấp bởi Phòng giáo dục và Đào tạo hoặc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.

1.6. Điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất

Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động giáo dục cụ thể của công ty giáo dục mà doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp theo quy định pháp luật.

Tham khảo thêm: Quy định và điều kiện thành lập công ty - Chi tiết.

2. Mã ngành giáo dục

Các mã ngành giáo dục được quy định cụ thể trong danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Theo đó, khi đăng ký thành lập công ty giáo dục, doanh nghiệp cần đăng ký đúng và đủ các mã ngành giáo dục mà doanh nghiệp dự định hoạt động kinh doanh.

Chi tiết các mã ngành nghề kinh doanh giáo dục như sau:

➨ Nhóm mã ngành giáo dục mầm non:

Mã ngành

Tên ngành và chi tiết mã ngành nghề giáo dục

8511

Giáo dục nhà trẻ.

Chi tiết: Hoạt động giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.

8512

Giáo dục mẫu giáo.

Chi tiết: Hoạt động giáo dục trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

➨ Nhóm mã ngành giáo dục phổ thông:

Mã ngành

Tên ngành và chi tiết mã ngành nghề giáo dục

8521

Giáo dục tiểu học.

Chi tiết: Được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5. Tuổi của học sinh vào lớp 1 là 6 tuổi.

8522

Giáo dục trung học cơ sở.

Chi tiết: Được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào lớp 6 là 11 tuổi. 

8523

Giáo dục trung học phổ thông.

Chi tiết: Được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi

➨ Nhóm mã ngành giáo dục nghề nghiệp:

Mã ngành

Tên ngành và chi tiết mã ngành nghề giáo dục

8531

Đào tạo sơ cấp.

8532

Đào tạo trung cấp.

8533

Đào tạo cao đẳng.

➨ Nhóm mã ngành giáo dục khác:

Mã ngành

Tên ngành và chi tiết mã ngành nghề giáo dục

8551

Giáo dục thể thao và giải trí.

Chi tiết: dạy các môn thể thao, dạy thể dục, bơi, võ thuật, yoga…

8552 

Giáo dục văn hóa nghệ thuật.

Chi tiết: dạy piano và các môn âm nhạc khác, hội họa, nhảy, kịch, mỹ thuật… 

8559

Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.

Chi tiết: dịch vụ dạy kèm, khóa dạy về phê bình - đánh giá chuyên môn, dạy ngoại ngữ và kỹ năng đàm thoại, dạy về tôn giáo… 

8560 

Dịch vụ hỗ trợ giáo dục.

Chi tiết: tư vấn giáo dục, dịch vụ đưa ra ý kiến hướng dẫn về giáo dục, dịch vụ đánh giá việc kiểm tra giáo dục, dịch vụ kiểm tra giáo dục, tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên.

III. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty giáo dục

1. Hồ sơ thành lập công ty giáo dục

Hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty giáo dục được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bộ hồ sơ thành lập công ty giáo dục gồm những thành phần giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty giáo dục.
  • Điều lệ công ty giáo dục.
  • Danh sách các thành viên (công ty hợp danh, công ty TNHH), cổ đông sáng lập (công ty cổ phần).
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty giáo dục.
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý:
    • Đối với chủ sở hữu/cổ đông/thành viên góp vốn là cá nhân: CCCD/hộ chiếu.
    • Đối với chủ sở hữu/cổ đông/thành viên góp vốn là tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Trường hợp chủ sở hữu/cổ đông/thành viên góp vốn là tổ chức, bổ sung:
    • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
    • Bản sao CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty giáo dục không trực tiếp nộp hồ sơ, bổ sung:
    • Văn bản ủy quyền (giấy ủy quyền) cho người trực tiếp nộp hồ sơ.
    • Bản sao CCCD/hộ chiếu của người trực tiếp nộp hồ sơ.

 ⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ thành lập công ty giáo dục - Đầy đủ các loại hình.

2. Thủ tục thành lập công ty giáo dục

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục được thực hiện theo các bước sau:

➨ Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp thành lập công ty giáo dục

Như Luật Tín Minh đã chia sẻ, bạn có thể lựa chọn 1 trong 5 loại hình phổ biến là công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân để mở công ty giáo dục.

Tùy vào nhu cầu, số lượng thành viên góp vốn mà bạn lựa chọn loại hình mở công ty giáo dục phù hợp. 

Tham khảo thêm: Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp.

➨ Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ mở công ty giáo dục

Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty giáo dục như Luật Tín Minh đã chia sẻ.

➨ Bước 3: Nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố

Sau khi soạn xong hồ sơ, người đại diện theo pháp luật/các thành viên/cổ đông phải ký tá đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ đã chuẩn bị ở trên, sau đó tiến hành nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh nơi đặt trụ sở chính hoặc có thể nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

➨ Bước 4: Nhận Giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT

  • Sau 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của công ty giáo dục, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể đến bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả hoặc đăng ký nhận qua đường bưu điện.

➨ Bước 5: Đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Để tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, công sức cũng như đẩy nhanh quy trình hoàn thành thủ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty giáo dục của Luật Tín Minh.

Sử dụng dịch vụ, Luật Tín Minh sẽ hỗ trợ, tư vấn giúp bạn đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thành lập công ty giáo dục, đồng thời thay bạn hoàn thành mọi hồ sơ, thủ tục theo đúng yêu cầu, quy định của pháp luật.

Trọn gói dịch vụ thành lập công ty giáo dục: Chỉ từ 1.200.000 đồng.

Thời gian hoàn thành thủ tục và bàn giao GPKD: Từ 5 - 7 ngày làm việc. Luật Tín Minh sẽ bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tận nơi theo yêu cầu.

Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:

  • Số điện thoại dự kiến đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông tin dự kiến thành lập công ty giáo dục: địa chỉ trụ sở chính, tên địa chỉ công ty, vốn điều lệ…
  • Bản sao CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên hoặc cổ đông góp vốn.

➣ Xem chi tiết: Dịch vụ mở công ty giáo dục trọn gói.

IV. Những việc cần làm sau khi thành lập công ty giáo dục

Sau khi hoàn thành các bước thành lập doanh nghiệp, công ty giáo dục tiến hành thực hiện các công việc sau:

  • Làm và treo bảng hiệu công ty giáo dục tại trụ sở chính.
  • Làm con dấu công ty (số lượng, nội dung con dấu do doanh nghiệp quyết định).
  • Mua chữ ký số để thực hiện: nộp báo cáo, kê khai, nộp thuế điện tử, ký hóa đơn…
  • Mở tài khoản ngân hàng để thuận tiện hơn trong các giao dịch với đối tác, khách hàng hay đóng thuế điện tử…
  • Nộp tờ khai lệ phí môn bài và hồ sơ khai thuế ban đầu đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
  • Mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
  • Đăng ký tham gia BHXH cho người lao động của công ty.
  • Xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động giáo dục (giấy phép con) nếu thành lập trung tâm ngoại ngữ, mở trung tâm dạy nghề, trung tâm đào tạo ngoại ngữ tin học, trường mầm non, nhà trẻ…

Tham khảo thêm: Công ty mới thành lập cần làm những gì?

V. Kinh nghiệm mở công ty giáo dục

Luật Tín Minh chia sẻ một số kinh nghiệm giúp việc mở công ty giáo dục của bạn được diễn ra thuận lợi và thành công.

1. Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh giáo dục

Việc xác định đúng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh giáo dục sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu phát triển và thu hút đúng đối tượng học viên.

Một số ngành nghề giáo dục bạn có thể lựa chọn như: trường mầm non, thành lập trung tâm ngoại ngữ, trung tâm đào tạo kỹ năng sống, trung tâm dạy nghề…

2. Tuân thủ đúng thủ tục pháp lý

Kinh doanh giáo dục thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó để hoạt động một cách hợp pháp, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký kinh doanh giáo dục như giấy phép hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị… 

3. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu để hiểu rõ về thị trường, nhu cầu và phân khúc đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn xây dựng chương trình học phù hợp và định vị thương hiệu tốt hơn.

4. Có kế hoạch tài chính rõ ràng

Bạn cần lên kế hoạch tài chính rõ ràng và khoản tài chính này ban đầu sẽ được sử dụng cho các việc như: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, mặt bằng, lương cho nhân viên, quảng cáo (marketing) và các chi phí vận hành khác. Đồng thời, bạn cần có nguồn vốn dự phòng để duy trì hoạt động trong thời gian đầu khi số lượng học viên chưa ổn định.

5. Có đội ngũ giáo viên chất lượng

Đội ngũ giáo viên chất lượng sẽ là yếu tố quyết định đến uy tín và sự phát triển bền vững của công ty giáo dục. Do đó, bạn nên tuyển những giáo viên có trình độ chuyên môn cao phù hợp với ngành nghề giáo dục bạn đang kinh doanh.

6. Xây dựng dịch vụ uy tín và chất lượng

Để có thể cạnh tranh với những công ty giáo dục khác, bạn phải có kế hoạch xây dựng môi trường học uy tín và chất lượng cho học viên. Theo đó, công ty của bạn phải không ngừng cải tiến và đổi mới chương trình giảng để đáp ứng nhu cầu của học viên. Đồng thời, dịch vụ chăm sóc học viên cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng tỷ lệ học viên quay trở lại và giới thiệu học viên mới.

VI. Câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty giáo dục 

1. Mã ngành giáo dục là gì?

Tùy vào ngành nghề kinh doanh giáo dục cụ thể mà doanh nghiệp đăng ký mã ngành giáo dục phù hợp, chẳng hạn:

  • Mã ngành 8511: Giáo dục nhà trẻ.
  • Mã ngành 8512: Giáo dục mẫu giáo.

➣ Xem chi tiết: Mã ngành nghề kinh doanh giáo dục.

2. Điều kiện thành lập công ty giáo dục là gì?

Để thành lập công ty giáo dục thì ngoài những điều kiện cơ bản để thành lập công ty như địa chỉ công ty, tên công ty, vốn điều lệ… doanh nghiệp còn phải đáp ứng một số điều kiện đặc thù như vốn pháp định, bằng cấp, chứng chỉ, giấy phép con, cơ sở vật chất… đối với từng ngành nghề giáo dục cụ thể.

➣ Xem chi tiết: Điều kiện mở công ty giáo dục.

3. Hồ sơ thành lập công ty giáo dục gồm những giấy tờ nào?

Bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp giáo dục sẽ gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty giáo dục.
  • Điều lệ công ty giáo dục.
  • Danh sách các thành viên/cổ đông sáng lập.
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty giáo dục, các thành viên, cổ đông góp vốn là cá nhân.

➣ Xem chi tiết: Hồ sơ thành lập công ty giáo dục.

4. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục?

Quy trình thành lập công ty giáo dục gồm các bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp giáo dục phù hợp.
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ mở công ty giáo dục theo quy định.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.
  • Bước 4: Nhận Giấy phép kinh doanh giáo dục trong khoảng từ 3 ngày làm việc.
  • Bước 5: Đăng bố cáo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

➣ Xem chi tiết: Thủ tục mở công ty giáo dục.

5. Hồ sơ thành lập công ty giáo dục nộp ở đâu?

Bạn nộp hồ sơ thành lập công ty giáo dục đến Phòng Đăng ký doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính. Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

6. Thành lập công ty giáo dục có yêu cầu vốn pháp định không?

Hiện tại, pháp luật không yêu cầu vốn pháp định khi thành lập công ty giáo dục, tuy nhiên nếu công ty mở thêm cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì phải đáp ứng các yêu cầu về vốn pháp định. Cụ thể:

  • Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Tối thiểu là 5 tỷ đồng.
  • Đối với trường trung cấp: Tối thiểu là 50 tỷ đồng.
  • Đối với trường cao đẳng: Tối thiểu là 100 tỷ đồng. 

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!