Luật Tín Minh

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh & lưu ý

Địa điểm kinh doanh là gì? Điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh. Lưu ý cần biết để được cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
  • Nghị định 139/2026/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
  • Thông tư 302/2016/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
  • Thông tư 65/2020/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 23/08/2020.

II. Địa điểm kinh doanh của công ty là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh của công ty là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ với khách hàng, đối tác.

Địa điểm kinh doanh sẽ chịu sự điều hành, quản lý của doanh nghiệp, triển khai các hoạt động theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc của chi nhánh chủ quản.

Doanh nghiệp có thể mở 1 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc chi nhánh mà không bị giới hạn số lượng.

Lưu ý:

Để địa điểm kinh doanh có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh theo quy định pháp luật.

➣ Tham khảo thêm: Phân biệt chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh.

III. Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp trước hết phải chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký mở địa điểm kinh doanh với đầy đủ các đầu mục giấy tờ, tài liệu cần thiết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 

Chi tiết bộ hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, gồm:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục II-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Hộ chiếu/CCCD của người nộp hồ sơ (bản sao hợp lệ).
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh.


Lưu ý:

1) Quy định về người có thẩm quyền ký vào thông báo lập địa điểm kinh doanh:

2) Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau: 

  • Tên và mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Tên và thông tin địa chỉ của địa điểm kinh doanh.
  • Thông tin cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  • Ngành nghề hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh.
  • Tên, địa chỉ và mã số thuế của chi nhánh (nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).
  • Chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định.

IV. Các bước thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được tiến hành theo 3 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh như Luật Tín Minh đã chia sẻ ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở KH&ĐT nơi đặt địa điểm kinh doanh

Theo điểm b khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp bộ hồ sơ hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh đến Sở KH&ĐT nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp hồ sơ mở địa điểm kinh doanh theo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng

  • Bước 1: Truy cập vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2: Đặng nhập tài khoản bằng chữ ký số hoặc tài khoản VNeID mức độ 2.
  • Bước 3: Chọn “Đăng ký doanh nghiệp”, tại mục “Phương thức nộp hồ sơ” bạn chọn nộp hồ sơ bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh đã liên kết VNeID.
  • Bước 4: Tại mục “Chọn loại đăng ký trực tuyến”, bạn chọn “Thành lập mới doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc” và bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Tại mục “Chọn loại hình”, bạn tick chọn “Địa điểm kinh doanh”, sau đó điền đầy đủ thông tin cần thiết tại phần “Thông tin doanh nghiệp/đơn vị chủ quản” và chọn “Tiếp tục”.
  • Bước 6: Hệ thống sẽ hiển thị bảng thông báo xác nhận thông tin về địa điểm kinh doanh mà bạn đã đăng ký, bạn kiểm tra lại thông tin, nếu không cần sửa đổi thông tin thì nhấn chọn “Bắt đầu”.
  • Bước 7: Ở giao diện “Khối dữ liệu”, bạn nhập đầy đủ thông tin về địa điểm kinh doanh theo yêu cầu và bấm “Lưu”.
  • Bước 7: Tải các giấy tờ tương ứng trong thành phần hồ sơ (bao gồm các bản scan và văn bản điện tử, tài liệu đính kèm).
  • Bước 8: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Lưu ý: 

Từ ngày 01/07/2024, Cổng thông tin quốc gia chỉ cho phép đăng nhập bằng tài khoản VNeID hoặc chữ ký số.

Cách 2: Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính

Doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ giấy đã chuẩn bị qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp về Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Lưu ý:

Hiện nay, đa phần các cơ quan đăng ký kinh doanh đều nhận hồ sơ nộp online thay vì nhận hồ sơ giấy. Do đó, để tránh mất thời gian và công sức thực hiện, doanh nghiệp nên chủ động liên hệ hoặc tra cứu thông tin của cơ quan đăng ký trước khi nộp hồ sơ.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh xét duyệt hồ sơ và trả kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ và trả kết quả trong thời hạn 3 ngày làm việc:

➧ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ:

  • Cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp yêu cầu).

➧ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản, hướng dẫn nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung.

➣ Tham khảo thêm:

V. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Để được cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng 3 điều kiện sau:

1. Điều kiện về cách đặt tên địa điểm kinh doanh

Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cách đặt tên địa điểm kinh doanh như sau:

  • Phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, các ký hiệu và chữ số.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải đặt theo cấu trúc: Địa điểm kinh doanh + Tên riêng của địa điểm kinh doanh + Tên doanh nghiệp.
  • Tên riêng của địa điểm kinh doanh không được dùng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Có thể đặt tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt.
  • Không được trùng hoặc có khả năng gây nhầm lẫn với các địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp đã thành lập trước đó (nếu doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh).
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được treo tại địa điểm kinh doanh.

2. Điều kiện về địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh

  • Thông tin địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh phải rõ ràng, có đầy đủ số nhà, tên đường phố (hoặc ngõ, ngách), phường, tỉnh/thành phố.
  • Địa điểm kinh doanh không được đặt tại nhà tập thể, chung cư chỉ có chức năng để ở. 
  • Doanh nghiệp có thể lựa chọn đặt địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, khác tỉnh với trụ sở chính hoặc chi nhánh chủ quản.
  • Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh để phục vụ cho mục đích kinh doanh.

3. Điều kiện về ngành nghề được phép đăng ký của địa điểm kinh doanh

Do địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc hoàn toàn của công ty mẹ hoặc chi nhánh chủ quản nên ngành nghề hoạt động của địa điểm kinh doanh phải nằm trong danh mục ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký toàn bộ ngành nghề đã đăng ký mà có thể lựa chọn một nhóm ngành cụ thể phù hợp với hoạt động thực tế của địa điểm kinh doanh.

Lưu ý: 

Trên Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ không thể hiện ngành nghề kinh doanh.

VI. Lưu ý cần biết khi thành lập địa điểm kinh doanh

Trước khi tiến hành đăng ký địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp nên nắm rõ một số điểm cần lưu ý dưới đây để tránh sai sót trong quá trình đăng ký thành lập và hoạt động:

  • Địa điểm kinh doanh không được phép ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác.
  • Địa điểm kinh doanh không có MST và con dấu riêng.
  • Phải sử dụng chung mẫu hóa đơn với chi nhánh chủ quản hoặc trụ sở chính.
  • Chế độ kế toán phụ thuộc vào chi nhánh chủ quản hoặc trụ sở chính.
  • Phải nộp tờ khai và lệ phí môn bài theo quy định. Mức lệ phí môn bài áp dụng cho địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm.
    • Nếu thành lập trong 6 tháng đầu năm: Nộp đủ 1.000.000 đồng cho cả năm.
    • Nếu thành lập trong 6 tháng cuối năm: Nộp 50% mức thuế môn bài cả năm, cụ thể là 500.000 đồng.
    • Trường hợp địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài thì địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài.

Lưu ý:

Căn cứ theo Nghị quyết 198/2025/QH15, từ ngày 01/01/2026 bãi bỏ thuế môn bài đối với mọi doanh nghiệp. 

VII. Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh của Luật Tín Minh

Hiện tại, Luật Tín Minh nhận làm thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/khác tỉnh, thành phố cho mọi loại hình doanh nghiệp với chi phí chỉ từ 700.000 đồng, thời gian hoàn thành từ 3 - 5 ngày làm việc.

Thay vì phải tự mình chuẩn bị nhiều giấy tờ/tài liệu, khi sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại Luật Tín Minh, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp 3 thông tin cơ bản sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
  3. Thông tin dự kiến của địa điểm kinh doanh: tên, địa chỉ, ngành nghề…

Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin cần thiết, Luật Tín Minh sẽ thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ các bước trong quy trình đăng ký địa điểm kinh doanh, bao gồm:

  • Tư vấn đầy đủ, rõ ràng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc mở địa điểm kinh doanh.
  • Chuẩn bị và hoàn chỉnh bộ hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh theo đúng quy định hiện hành.
  • Chuyển hồ sơ đến tận nơi để khách hàng kiểm tra và ký tên.
  • Đại diện khách hàng làm việc với Sở KH&ĐT, bao gồm việc nộp, theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có).
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền.
  • Bàn giao giấy phép tận nơi cho khách hàng theo yêu cầu, đảm bảo tiện lợi và đúng hẹn.

➣ Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh.

VIII. Câu hỏi thường gặp về đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy của Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh như mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với khách hàng, đối tác. 

Địa điểm kinh doanh sẽ chịu sự điều hành, quản lý của doanh nghiệp, triển khai các hoạt động theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc của chi nhánh chủ quản.

➣ Xem chi tiết: Địa điểm kinh doanh là gì?

2. Có được phép thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Có. Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản.

3. Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm những thành phần sau:

  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Hộ chiếu/CCCD của người nộp hồ sơ (bản sao hợp lệ).
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ.

➣ Xem chi tiết & tải hồ sơ miễn phí: Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.

4. Cách đăng ký địa điểm kinh doanh là gì?

Có 2 cách để bạn đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (VNPost). 

➣ Xem chi tiết: Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh.

5. Đặt tên địa điểm kinh doanh như thế nào cho đúng?

Tên địa điểm kinh doanh cần phải tuân thủ theo quy định sau:

  • Phải đặt theo cấu trúc: Địa điểm kinh doanh + Tên riêng của địa điểm kinh doanh + Tên doanh nghiệp.
  • Tên riêng của địa điểm kinh doanh không được dùng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Có thể đặt tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt.

➣ Xem chi tiết: Cách đặt tên địa điểm kinh doanh.

6. Địa điểm kinh doanh có con dấu không?

Không. Địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng.

7. Địa điểm kinh doanh có được ký hợp đồng không?

Không. Địa điểm kinh doanh không có MST và con dấu nên cũng không được ký kết hợp đồng. 

8. Phí dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Luật Tín Minh là bao nhiêu?

Luật Tín Minh nhận làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/khác tỉnh, thành phố cho mọi loại hình doanh nghiệp với chi phí chỉ từ 700.000 đồng, hoàn thành từ 3 - 5 ngày làm việc.

Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!