
Chi tiết: Hồ sơ, thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1, số 2 cho người nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam theo 3 cách: online, trực tuyến và qua bưu điện. Tải miễn phí tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất.
I. Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 02/2025/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, có hiệu lực từ ngày 01/03/2025.
- Thông tư 16/2025/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, có hiệu lực từ ngày 21/04/2025.
- Luật Lý lịch tư pháp 2009, có hiệu lực từ ngày 01/07/2010.
Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) là loại giấy tờ dùng để chứng minh một cá nhân có hoặc không có án tích. Do đó, không chỉ công dân Việt Nam mà cả người nước ngoài đã và đang cư trú tại Việt Nam đều có thể đăng ký xin cấp lý lịch tư pháp (hay còn gọi là giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự) khi có nhu cầu.
Trên thực tế, người nước ngoài thường cần xin lý lịch tư pháp số 1 để hoàn thiện hồ sơ xin Giấy phép lao động, đăng ký kết hôn, nhận con nuôi hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý khác tại Việt Nam.
Hiện nay, người nước ngoài có thể thực hiện thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam thông qua 4 hình thức sau:
- Làm lý lịch tư pháp trực tiếp: Người nước ngoài có thể tự mình hoặc hoặc ủy quyền cho người thân (bố, mẹ, vợ/chồng, con) thực hiện thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp số 1 tại Công an tỉnh/thành phố hoặc Bộ Công an.
- Làm lý lịch tư pháp online: Người nước ngoài thực hiện thủ tục xin lý lịch tư pháp tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
- Làm lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu điện: Người nước ngoài chuẩn bị hồ sơ và gửi về cơ quan có thẩm quyền bằng đường bưu điện (VNPost hoặc Viettel Post).
➣ Tham khảo thêm: Phân biệt Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2?

III. Hồ sơ, thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1, số 2 cho người nước ngoài
Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo hình thức trực tiếp tại Công an tỉnh/thành phố hoặc Bộ Công an được thực hiện theo các bước sau:
➤ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm lý lịch tư pháp
Bộ hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài gồm các giấy tờ sau:
➨ Trường hợp người nước ngoài tự nộp hồ sơ:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 01/2025/LLTP).
- Hộ chiếu của người nước ngoài (bản sao công chứng).
➨ Trường hợp người nước ngoài ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 02/2025/LLTP).
- Hộ chiếu của người nước ngoài (bản sao công chứng).
- Giấy ủy quyền cho người thân tại Việt Nam thực hiện thủ tục (bản chính công chứng).
- Giấy tờ chứng minh quan hệ như là: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…
⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.
Lưu ý:
- Người nước ngoài chỉ được phép uỷ quyền cho người thân thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
- Người được ủy quyền cần mang theo CCCD/hộ chiếu khi nộp hồ sơ và nhận kết quả.
➤ Bước 2: Nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp đến cơ quan công an có thẩm quyền
Từ ngày 01/03/2025, thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã được chuyển từ Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia sang cơ quan công an.
Vì vậy, người nước ngoài có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan Công an có thẩm quyền. Tùy theo tình trạng cư trú mà người nước ngoài nộp hồ sơ đến 1 trong 2 cơ quan công an sau:
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam: Nộp hồ sơ tại Phòng Hồ sơ nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh/thành phố nơi đang cư trú.
- Người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam: Nộp hồ sơ tại Cục Hồ sơ nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.
Lưu ý: Lệ phí mỗi lần nộp hồ sơ là 200.000 đồng/người. Lệ phí sẽ được nộp cùng hồ sơ.
➤ Bước 3: Nhận Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Để làm lý lịch tư pháp trực tuyến, người nước ngoài có thể thực hiện trên trang Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch công Bộ Công an. Tuy nhiên, hiện tại Cổng dịch vụ công Bộ Công an chỉ hỗ trợ công dân đang cư trú tại thành phố Hà Nội và Hà Nam.
Về cơ bản, cách thực hiện thủ tục đăng ký lý lịch tư pháp cho người nước ngoài bằng Cổng dịch vụ công Bộ Công an và Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tương tự như nhau. Dưới đây, Luật Tín Minh hướng dẫn chi tiết cách thực hiện thủ tục làm LLTP cho người nước ngoài trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Quy trình thực hiện như sau:
➤ Bước 1: Truy cập vào hệ thống
➤ Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản
- Chọn đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân (tức ứng dụng VNeID).
Lưu ý:
- Tài khoản VNeID bắt buộc phải được định danh ở mức độ 2.
- Người nước ngoài chỉ có thể đăng ký VNeID khi đã được cấp thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú tại Việt Nam.
➤ Bước 3: Tìm kiếm thủ tục
- Tại mục “Tìm kiếm nâng cao” nhập từ khóa “Phiếu lý lịch tư pháp”, sau đó nhấn vào biểu tượng tìm kiếm.
➤ Bước 4: Lựa chọn cơ quan thực hiện
- Nếu người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam: Chọn Công an tỉnh/thành phố nơi đang cư trú.
- Nếu người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam: Chọn Cục Hồ sơ nghiệp vụ - Bộ Công an.
➡ Sau đó nhấn “Nộp hồ sơ” để bắt đầu thủ tục.
➤ Bước 5: Khai báo thông tin
- Điền đầy đủ, chính xác các trường thông tin trong mẫu tờ khai cấp Phiếu lý lịch điện tử tương tác.
➤ Bước 6: Chọn hình thức nhận kết quả
- Lựa chọn phương thức nhận kết quả: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện.
- Chọn hình thức nộp lệ phí và xác nhận cam kết thông tin khai báo.
➤ Bước 7: Nhận mã số hồ sơ và nộp lệ phí
- Hệ thống sẽ gửi mã hồ sơ, ngày hẹn trả kết quả và hướng dẫn nộp lệ phí qua tin nhắn điện thoại hoặc email.
- Tiến hành thanh toán lệ phí theo hướng dẫn.
➤ Bước 8: Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ
- Theo dõi trạng thái xử lý tại mục “Tra cứu hồ sơ” trên Cổng dịch vụ công.
—
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký LLTP điện tử, người nước ngoài/người ủy quyền tiến hành nộp bộ hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp bản giấy đến Công an tỉnh/thành phố hoặc Bộ Công an.
Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử mẫu số 04/2025/LLTP (nếu tự thực hiện).
- Tờ khai xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử mẫu số 05/2025/LLTP (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện).
- Hộ chiếu của người nước ngoài (bản sao công chứng).
- Biên lai nộp phí làm lý lịch tư pháp (nếu chuyển khoản qua bưu điện).
Lưu ý:
Nếu người nước ngoài đã có tài khoản VNeID (định danh mức độ 2) thì có thể thực hiện đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên điện thoại thông qua ứng dụng VNeID mà không cần thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia hay Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Hiện nay, hình thức này chỉ áp dụng tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế.
3. Thủ tục làm lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu điện Viettel Post/VNPost
Người nước ngoài/người được ủy quyền có thể đăng ký làm lý lịch tư pháp qua dịch vụ của bưu điện như VNPost hoặc Viettel Post mà không cần làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Cách thực hiện như sau:
- Người nước ngoài/người được ủy quyền liên hệ tổng đài hoặc đến điểm giao dịch của VNPost hoặc Viettel Post gần nơi cư trú để đăng ký dịch vụ làm lý lịch tư pháp.
- Nhân viên của bưu điện sẽ đến nơi để nhận hồ sơ, thu phí làm lý lịch tư pháp và chuyển phát đến cơ quan công an có thẩm quyền giải quyết thủ tục.
Về hồ sơ, bạn chuẩn bị bộ hồ sơ như cách làm lý lịch tư pháp theo hình thức nộp trực tiếp mà Luật Tín Minh đã chia sẻ ở mục 1, đồng thời kèm theo biên lai đã nộp lệ phí làm lý lịch tư pháp nếu đã chuyển phí qua bưu điện.
Lưu ý:
- Đăng ký làm lý lịch tư pháp theo hình thức online hoặc qua bưu điện chỉ được áp dụng khi làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.
- Khi sử dụng dịch vụ của bưu điện người nước ngoài/người được ủy quyền có thể sẽ phải trả thêm phí nhận hồ sơ và trả kết quả tận nơi.
➣ Xem chi tiết:
- Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2 (online - trực tiếp).
- Cách đăng ký làm lý lịch tư pháp số 1 số 2 (online - trực tiếp).
IV. Câu hỏi thường gặp về thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
1. Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài?
Từ ngày 01/03/2025, Bộ Công an sẽ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam và người nước ngoài (trước đó là Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia). Cụ thể:
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam: Công an tỉnh/thành phố nơi đang cư trú.
- Người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam: Bộ Công an.
2. Người nước ngoài có thể làm thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam không?
Có, tất cả người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam đều có thể làm thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp số 1 và số 2.
3. Người nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác làm lý lịch tư pháp được không?
Được, người nước ngoài có thể ủy quyền cho cha, mẹ, vợ hoặc chồng làm thủ tục xin lý lịch tư pháp số 1. Đối với lý lịch tư pháp số 2, người nước ngoài phải trực tiếp thực hiện.
4. Hồ sơ xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
Thành phần hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.
- Hộ chiếu của người nước ngoài (bản sao công chứng).
- Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp, cách nộp hồ sơ mà bạn còn cần bổ sung thêm: giấy ủy quyền, giấy tờ chứng minh về quan hệ nhân thân, biên lai đã nộp lệ phí…
➣ Xem chi tiết: Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.
5. Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo hình thức trực tiếp thực hiện như thế nào?
Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp số 1, số 2 cho người nước ngoài theo hình thức trực tiếp được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm lý lịch tư pháp.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan Công an tỉnh/thành phố hoặc Bộ Công an.
- Bước 3: Nhận Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài trong vòng 15 ngày làm việc.
➣ Xem chi tiết: Thủ tục làm lý lịch tư pháp trực tiếp cho người nước ngoài.
6. Người nước ngoài làm lý lịch tư pháp online được không?
Được, người nước ngoài có thể đăng ký làm lý lịch tư pháp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia/Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc thực hiện trên điện thoại thông qua ứng dụng VNeID.
➣ Xem chi tiết: Hướng dẫn đăng ký lý lịch tư pháp online cho người nước ngoài?
7. Người nước ngoài không ở Việt Nam có thể xin lý lịch tư pháp được không?
Được, người nước ngoài không ở Việt Nam có thể ủy quyền cho người thân tại Việt Nam để làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
8. Các cách làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài?
Có 3 cách làm lý lịch tư pháp số 1, số 2 cho người nước ngoài, gồm:
- Làm trực tiếp tại cơ quan công an.
- Làm lý lịch tư pháp theo hình thức online.
- Làm lý lịch tư pháp nộp qua dịch vụ của VNPost, Viettel Post.
-
➣ Xem chi tiết: Cách làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 (Miền Bắc - Miền Trung) hoặc 090.884.2012 (Miền Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng.