Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì? Điều kiện, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép kinh doanh?
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Luật nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/08/2024.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 04/01/2021.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hay còn được gọi là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh) là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng, được ví như “giấy khai sinh” của doanh nghiệp.
Vậy đặc điểm của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì? Điều kiện, nội dung Giấy phép đăng ký kinh doanh cụ thể được quy định ra sao? Cùng Luật Tín Minh tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau.
II. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tên tiếng anh là Certificate of Business registration, Certificate of Business Registration hoặc Enterprise Registration Certificate. Theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, đây là một loại văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử thể hiện những thông tin về đăng ký doanh nghiệp do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty sẽ có tư cách pháp nhân và được hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.
Ngoài ra, Giấy chứng nhận ĐKKD cũng là cơ sở giúp cơ quan chức năng bảo hộ tên của các công ty đã đăng ký, tạo thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp.
III. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm 5 nội dung quan trọng sau:
- Tên và mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty.
- Vốn đầu tư (đối với doanh nghiệp tư nhân), vốn điều lệ (đối với công ty).
- Thông tin cá nhân (*) của:
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần.
- Thành viên hợp danh: Đối với công ty hợp danh.
- Chủ doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Thông tin cá nhân (*) của các thành viên góp vốn là cá nhân.
- Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức (đối với công ty TNHH).
(*): Thông tin cá nhân gồm: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý.
Lưu ý:
Mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế và cũng là mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất hiện nay (tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ có sự khác nhau):
- Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên:
Dựa theo khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Cung cấp đầy đủ, hợp lệ và chính xác các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như:
- Tên công ty.
- Địa chỉ trụ sở chính.
- Vốn điều lệ.
- Các thông tin khác: thông tin cá nhân của các thành viên góp vốn, tỷ lệ góp vốn, ngành nghề kinh doanh…
- Kinh doanh những ngành nghề hợp pháp, được pháp luật cho phép.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh và phí công bố nội dung doanh nghiệp theo quy định.
- Đảm bảo đáp ứng các quy định về thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp, chẳng hạn như:
- Yêu cầu về tên công ty (được quy định cụ thể tại Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020).
- Trụ sở chính phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, không được là chung cư, nhà tập thể chỉ có chức năng để ở (được quy định cụ thể tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 3 Điều 2, điểm c khoản 8 Điều 3 Luật nhà ở 2023).
- Vốn điều lệ phù hợp với khả năng, quy mô của doanh nghiệp.
- Số lượng thành viên của công ty tương ứng với từng loại hình theo đúng quy định pháp luật.
➣ Xem chi tiết: Điều kiện đăng ký thành lập công ty.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thời gian Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (căn cứ theo Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Theo đó, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của các thông tin trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp có hồ sơ hợp lệ.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi bằng văn bản, hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
- Thực hiện cập nhật thông tin doanh nghiệp lên hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.
Mỗi tỉnh thành sẽ có 1 Phòng đăng ký kinh doanh riêng để thực hiện những nhiệm vụ và chức năng này.
—
Để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đẩy nhanh quy trình xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo dịch vụ xin giấy phép kinh doanh tại Luật Tín Minh với:
- Chi phí trọn gói chỉ từ 1.200.000 đồng, thời gian hoàn thành nhanh chóng từ 5 ngày làm việc.
- Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH (công ty TNHH 1 TV, công ty TNHH 2 TV trở lên), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
Khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Tín Minh 3 thông tin cơ bản sau:
- Số điện thoại dự kiến đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Tên công ty dự kiến, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ dự kiến…
- Bản sao CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật của công ty, thành viên hoặc cổ đông góp vốn.
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu cần doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để phù hợp hơn với định hướng kinh doanh.
12 trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thường gặp gồm:
- Thay đổi tên công ty.
- Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty.
- Thay đổi vốn điều lệ.
- Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
- Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh.
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty.
- Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
- Thay đổi thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Thay đổi chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên.
- Thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông công ty.
Trường hợp thay đổi một số thông tin như: số CCCD/hộ chiếu, số điện thoại, email, fax hay một số thông tin khác không có trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chẳng hạn như thay đổi nội dung đăng ký thuế)…, doanh nghiệp cũng phải làm thủ tục thông báo gửi Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
Lưu ý:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
➣ Xem chi tiết: Thủ tục thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh.
—
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, có thể tham khảo dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh của Luật Tín Minh với chi phí trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng - hoàn thành sau khoảng 4 ngày làm việc.
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, am hiểu rõ về các loại giấy phép kinh doanh, Luật Tín Minh tự tin có thể mang lại sự hỗ trợ tối ưu trong mọi trường hợp thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Liên hệ Luật Tín Minh qua hotline 0983.081.379 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
➣ Xem chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu vi phạm 1 trong các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sai sự thật.
- Vi phạm quy định về chủ thể thành lập doanh nghiệp (tức chủ thể thành lập doanh nghiệp thuộc 1 trong các trường hợp bị cấm).
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm nhưng không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
- Các trường hợp thu hồi khác theo quyết định của Tòa án hoặc đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
VIII. Câu hỏi thường gặp về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử thể hiện những thông tin về đăng ký doanh nghiệp do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếng anh là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tên tiếng anh là: Certificate of Business registration, Certificate of Business Registration hoặc Enterprise Registration Certificate.
3. Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan xét duyệt và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
➣ Xem chi tiết: Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Điều kiện để đăng ký Giấy phép kinh doanh là gì?
Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Cung cấp đầy đủ, hợp lệ và chính xác các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký và phí công bố nội dung doanh nghiệp theo quy định.
- Kinh doanh những ngành nghề hợp pháp, được pháp luật cho phép.
- Đảm bảo thông tin doanh nghiệp như tên, địa chỉ trụ sở, số lượng thành viên… được đăng ký theo đúng quy định.
➣ Xem chi tiết: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm những gì?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm các nội dung sau:
- Tên và mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Thông tin cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH và công ty cổ phần; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Thông tin cá nhân của các thành viên góp vốn là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH.
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
6. Khi nào thực hiện thủ tục thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Doanh nghiệp bắt buộc thay đổi Giấy phép kinh doanh nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Thay đổi tên công ty.
- Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty.
- Thay đổi (tăng/giảm) vốn điều lệ.
- Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
- Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
➣ Xem chi tiết: Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi khi nào?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sai sự thật.
- Vi phạm quy định về chủ thể thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
- …
➣ Xem chi tiết: Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
—
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.