Luật Tín Minh

Mở công ty truyền thông tổ chức sự kiện: Mã ngành, thủ tục

Mã ngành kinh doanh truyền thông tổ chức sự kiện là gì? Điều kiện thành lập công ty truyền thông. Hồ sơ và thủ tục mở công ty truyền thông, tổ chức sự kiện. Các lưu ý cần biết.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 20/08/2018.

II. Mã ngành nghề kinh doanh tổ chức sự kiện - truyền thông

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ truyền thông - tổ chức sự kiện được quy định trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, bao gồm: 5911, 5912, 5913, 5914, 5920, 6010, 6021, 7310, 7320, 7410, 7420, 8230, 9000, 9329. Chi tiết các mã ngành như sau:

STT

Mã ngành cấp 4

Nội dung chi tiết và mã ngành cấp 5 tương ứng

Mã ngành 5911

Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình.

Chi tiết:

  • Mã 59111: Hoạt động sản xuất phim điện ảnh.
  • Mã 59112: Hoạt động sản xuất phim video.
  • Mã 59113: Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình.

2

Mã ngành 5912

Hoạt động hậu kỳ (Mã 59120).

3

Mã ngành 5913

Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình (Mã 59130).

4

 

Mã ngành 5914

Hoạt động chiếu phim. Chi tiết:

  • Mã 59141: Hoạt động chiếu phim cố định.
  • Mã 59142: Hoạt động chiếu phim lưu động.

5

Mã ngành 5920

Hoạt động ghi âm và sản xuất âm nhạc (Mã 59200).

6

Mã ngành 6010

Hoạt động phát thanh (Mã 60100).

7

Mã ngành 6021

Hoạt động truyền hình (Mã 60210).

8

Mã ngành 7310

Quảng cáo (Mã 73100).

9

Mã ngành 7320

Nghiên cứu thị trường và thăm dò sự kiện (Mã 73200).

10

Mã ngành 7410

Hoạt động thiết kế chuyên dụng (Mã 74100).

11

Mã ngành 7420

Hoạt động nhiếp ảnh (Mã 74200).

12

Mã ngành 8230

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (Mã 82300).

13

Mã ngành 9000

Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí (Mã 90000).

14

Mã ngành 9329

Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu (Mã 93290).

Lưu ý:

Các mã ngành nghề kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện nêu trên bao gồm cả ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện.

Một số ngành nghề kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện có điều kiện gồm:

  • Kinh doanh dịch vụ phổ biến phim.
  • Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
  • Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng internet, mạng viễn thông di động.
  • Kinh doanh dịch vụ trình diễn thời trang, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi người đẹp, người mẫu.

III. Điều kiện thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện

Để mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

1. Về loại hình công ty

Tùy vào số lượng thành viên, cổ đông góp vốn khi thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện, bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình sau:

Bạn tham có thể khảo bài viết “Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp” để có cái nhìn tổng quan về từng loại hình và đưa ra lựa chọn phù hợp.

2. Về cách đặt tên công ty

Tên công ty cần tuân thủ quy định tại Điều 37, 38, 39, 41 của Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

  • Tên phải bao gồm 2 thành phần: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
  • Có thể đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài theo hệ chữ La-tinh (tên được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng).
  • Không được phép trùng lặp với tên các công ty khác đã đăng ký trước đó trên phạm vi cả nước.
  • Không sử dụng tên của các tổ chức, cơ quan nhà nước để đặt tên cho công ty.
  • Không sử dụng các từ ngữ không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, văn hóa Việt Nam để đặt tên cho công ty. 

➣ Tham khảo thêm: Cách đặt tên công ty hay và đúng luật.

3. Về địa chỉ đặt trụ sở công ty

Trụ sở công ty phải có địa chỉ rõ ràng, nằm trên lãnh thổ nước Việt Nam, không phải là chung cư hay căn hộ tập thể theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp và Điều 3 Luật Nhà ở 2023.

4. Về người đại diện pháp luật

Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

  • Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định.

➣ Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện pháp luật.

5. Về ngành nghề kinh doanh

Để kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện, công ty của bạn phải đăng ký mã ngành kinh doanh như Luật Tín Minh đã chia sẻ ở trên.

Lưu ý:

  • Khi tiến hành thủ tục thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện, bạn có thể đăng ký một, một số hoặc tất cả các mã ngành nghề truyền thông - tổ chức sự kiện.
  • Trường hợp bạn đăng ký những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: dịch vụ phát thanh, phát hành phim… thì ngoài việc đảm bảo những điều kiện thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện như trên, bạn cần phải đáp ứng thêm các điều kiện của ngành nghề đó theo quy định.

6. Về vốn điều lệ công ty

Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện. Do vậy, bạn có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện và có quy định về vốn pháp định, thì mức vốn điều lệ đăng ký phải bằng hoặc cao hơn vốn pháp định.

➣ Tham khảo thêm: Quy định về vốn điều lệ công ty.

IV. Hướng dẫn cách mở công ty truyền thông, công ty tổ chức sự kiện

Luật Tín Minh hướng dẫn chi tiết về hồ sơ và các bước thực hiện thủ tục mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện, bạn có thể tham khảo:

1. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện

Hồ sơ thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.
  • Điều lệ công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.
  • Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
  • Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân hoặc pháp lý của chủ sở hữu, các cổ đông, các thành viên góp vốn:
    • Trường hợp chủ sở hữu, các cổ đông, các thành viên là cá nhân: CCCD/hộ chiếu.
    • Trường hợp chủ sở hữu, các cổ đông, các thành viên là tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Trường hợp chủ sở hữu, các cổ đông, các thành viên là tổ chức là tổ chức, bổ sung thêm:
    • Giấy ủy quyền cử người đại diện của tổ chức.
    • Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Trường hợp đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp tiến hành thủ tục thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện, bổ sung:
    • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục pháp lý.
    • Bản sao chứng thực CCCD/hộ chiếu của người thực hiện thủ tục pháp lý.

⤓ Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ thành lập công ty truyền thông sự kiện - Đầy đủ loại hình

2. Thủ tục thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện

Quy trình thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện bao gồm 4 bước sau:

➧ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.

  • Bạn chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ như Luật Tín Minh đã chia sẻ.
  • Hồ sơ phải có đầy đủ chữ ký người đại diện pháp luật/chủ sở hữu/các thành viên/các cổ đông.

➧ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) nơi công ty truyền thông - tổ chức sự kiện đặt trụ sở chính.

Bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo 1 trong 2 cách sau:

➧ Bước 3: Sở KH&ĐT duyệt hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau 3 - 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ trả kết quả cho bạn:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: Thông báo bằng văn bản, đồng thời hướng dẫn bạn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

➧ Bước 4: Đăng công bố thông tin công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần đăng thông báo công khai về nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.

Lưu ý:

Các khoản phí bạn cần nộp khi tiến hành thủ tục thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện gồm:

  • Phí nộp hồ sơ: 50.000 đồng/bộ, miễn phí trong trường hợp nộp hồ sơ online.
  • Phí đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia: 100.000 đồng/lần.

➣ Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp bạn không muốn mất nhiều thời gian và công sức trong việc tìm hiểu và tiến hành thủ tục thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện, Luật Tín Minh có thể hỗ trợ bạn với cam kết:

  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng: Chỉ từ 5 - 7 ngày làm việc.
  • Tổng chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói: Chỉ từ 1.200.000 đồng.
  • Bàn giao giấy phép kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện tận nơi theo yêu cầu.
  • Ngoài ra, Luật Tín Minh sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí về các thủ tục sau thành lập cũng như các vấn đề pháp lý khác trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

➣ Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty - Mọi loại hình.

V. Lưu ý khi mở công ty tổ chức sự kiện - truyền thông

Để quá trình thành lập và hoạt động của công ty truyền thông - tổ chức sự kiện được diễn ra trơn tru, thuận lợi, bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau:

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Dựa vào số lượng thành viên góp vốn mà bạn có thể lựa chọn loại hình công ty truyền thông - tổ chức sự kiện phù hợp, cụ thể:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Công ty chỉ có 1 cá nhân góp vốn là chủ sở hữu.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: Có tối đa 1 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Có từ 2 đến tối đa 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn.
  • Công ty cổ phần: Có ít nhất 3 cổ đông tham gia góp vốn thành lập.
  • Công ty hợp danh: Có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Ngoài ra, công ty hợp danh có thể tiếp nhận thêm các thành viên góp vốn khác. 

2. Những việc cần làm sau khi thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty truyền thông - tổ chức sự kiện cần tiến hành các công việc sau trước khi đi vào hoạt động:

  • Làm con dấu công ty theo đúng quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp.
  • Tiến hành làm và treo bảng hiệu công ty ngay tại trụ sở chính.
  • Mua chữ ký số.
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và tờ khai thuế môn bài.
  • Mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty.
  • Thực hiện đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Hoàn thiện các điều kiện về vốn, giấy phép con, chứng chỉ nếu còn thiếu.

➣ Tham khảo thêm: Công ty mới thành lập cần làm những gì?

VI. Các câu hỏi thường gặp khi mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện

1. Mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện cần những điều kiện gì?

Để mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về: loại hình công ty, tên công ty, địa chỉ công ty, đại diện pháp luật, đăng ký ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ.

➣ Xem chi tiết: Điều kiện mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.

2. Mã ngành kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện gồm những mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện gồm mã 5911, 5912, 5913, 5914, 5920, 6010, 6021, 7310, 7320, 7410, 7420, 8230, 9000, 9329. 

➣ Xem chi tiết: Mã ngành nghề kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện.

3. Mở công ty truyền thông cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Hồ sơ thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.
  • Điều lệ công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.
  • Bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật.
  • Bản sao hợp lệ CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân.
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức.

➣ Xem chi tiết: Hồ sơ đăng ký kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện.

4. Thủ tục mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện được thực hiện như thế nào?

Thủ tục mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện gồm 4 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi công ty truyền thông - tổ chức sự kiện đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Sở KH&ĐT xét duyệt hồ sơ và trả kết quả đăng mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.
  • Bước 4: Đăng công khai thông tin công ty trên Cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định.

➣ Xem chi tiết: Thủ tục đăng ký kinh doanh truyền thông - tổ chức sự kiện.

5. Những việc cần làm sau khi thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện?

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty truyền thông - tổ chức sự kiện và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần tiến hành các công việc như: nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, khắc dấu công ty, làm và treo bảng hiệu công ty, làm tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số…

➣ Xem chi tiết: Những việc cần làm sau khi mở công ty truyền thông - tổ chức sự kiện.

Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng để lại câu hỏi, thông tin ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ Luật Tín Minh theo hotline 0983.081.379 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

0.0

0 đánh giá

Luật Tín Minh cảm ơn bạn đã đánh giá dịch vụ! Hãy để lại nhận xét của bạn để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ hơn trong tương lại.

Hỏi đáp nhanh cùng Luật Tín Minh

Đã xảy ra lỗi rồi!!!